CHU MẠNH TRINH VỚI CHỮ TRINH TRONG TRUYỆN KIỀU

         Chu Mạnh Trinh là một nhà nho nổi tiếng có tài văn phú và sự phóng khoáng hào hoa, thành thạo cả cầm, kì, thi, họa và còn giỏi cả về kiến trúc. Ông sinh năm 1862, người làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang. Chu Mạnh Trinh học rất thông minh. Năm 19 tuổi đỗ tú tài. Năm 25 tuổi đậu giải nguyên. Năm 31 tuổi, thi đỗ tam giáp tiến sĩ, nên người đương thời gọi là “ông nghè Phú Thị”. Ông từng làm quan án sát các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên. Tương truyền, ông làm quan công minh chính trực. Có lần ông đã phạt đánh một tu sĩ người Pháp có hành động cậy thế lộng hành để cảnh cáo. 

            Năm 1905, Tổng đốc Hưng Yên tổ chức cuộc thi vịnh Kiều, chánh chủ khảo là nhà thơ Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh đã đoạt giải nhất về thơ Nôm. Riêng bài tựa truyện Kiều viết bằng Hán văn được đương thời và hậu thế đánh giá là một áng văn chương trác tuyệt. 

Tuy vậy, câu chuyện của ông với chữ Trinh trong Truyện Kiều sau đây thật thú vị.


MỜI BẤM VÀO ẢNH TRÊN MÀN HÌNH DƯỚI ĐÂY ĐỂ XEM





THƯ NGỎ

Kính thưa quý vị!      Nguyễn Du (1765-1820) là Đại thi hào của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa Thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông ...