VỀ CÁC HƯ TỪ THÌ, LÀ, MÀ TRONG TRUYỆN KIỀU


NGUYỄN ĐỨC THUẬN - BÙI MINH HUẾ(*)


        Do đặc điểm về thể loại, ngôn từ thơ thường hàm súc, mang tính tao nhã, trang trọng, nên các nhà thơ trong thực tế sáng tác chủ yếu dùng thực từ mà rất hạn chế dùng hư từ. Tuy nhiên, với thiên tài Nguyễn Du, bất kể từ nào cũng được nhà thơ sử dụng nhuần nhị và có sắc thái biểu cảm cao, hữu dụng như nhau. Một số hư từ đã được nhà thơ dùng rất tài tình, hết sức điêu luyện, góp phần làm tăng thêm giá trị nội dung và nghệ thuật của câu thơ. Ví như khảo sát ba hư từ thì, , trong kiệt tác Truyện Kiều, chúng ta cũng sẽ thấy được sự tài hoa của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn từ, đặc biệt là những hư từ, vốn được xem là rất “dị ứng” với ngôn từ thơ.

        Về đặc điểm của hư từ, xét trên phương diện ngữ nghĩa, các nhà ngôn ngữ học cho rằng: “Hư từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chỉ có tác dụng nối các từ, các mệnh đề, các câu lại với nhau theo một quan hệ nào đó, chúng cũng không thể làm thành phần câu”(1). Còn về phương diện ngữ pháp. “Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng hẳn hoi mà chỉ có tác dụng làm công cụ để chỉ các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau”(2). Tóm lại, có thể nhận diện về hư từ như sau: Hư từ tiếng Việt là những từ không mang ý nghĩa từ vựng. Trong đó, một số làm thành tố phụ trong đoản ngữ (phó từ), một số khác có chức năng biểu thị các quan hệ ngữ pháp (quan hệ từ) hoặc ý nghĩa tình thái ở cấp độ câu (trợ từ).(3) Như vậy, hư từ là một phạm trù từ loại đối lập với thực từ, chỉ là thành tố phụ, tiếng đệm, rất “khó” sử dụng trong sáng tác văn chương, nhất là trong sáng tác thơ.

Trong 3.254 câu Kiều, (theo văn bản Truyện Kiều của Đào Duy Anh)(4), thống kê cho thấy, với ba hư từ thì, , Nguyễn Du đã dùng 278 lần trên các dòng thơ; trong đó, từ thì 74 lần (chiếm 2,3%), từ 120 lần (chiếm 3,7%), từ 84 lần (chiếm 2,6%). Rõ ràng, sự hiện diện của ba hư từ này trong tác phẩm Truyện Kiều là một con số và một tỷ lệ không nhỏ. Tuy nhiên, khuôn khổ của một bài báo không cho phép viết dài, chúng tôi chỉ có thể nêu sơ lược một số trường hợp mà nhà thơ đã dùng về ba hư từ thì, , trên một số phương diện ngữ nghĩa và ngữ pháp.

HƯ TỪ “THÌ”

        Từ điển tiếng Việt(5) do Hoàng Phê chủ biên đã chỉ ra tới 5 nét nghĩa của từ “thì”. Tuy nhiên, từ “thì” được thể hiện với nghĩa là “thời”, không phải là hư từ. Ví dụ như dòng thơ tái hiện lại hình ảnh của Đạm Tiên:

Nổi danh tài sắc một thì

Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh.

        Chúng tôi sẽ không bàn đến những từ “thì” ở những trường hợp này, mà chỉ tìm hiểu từ “thì” với vai trò là những hư từ đích thực. Chẳng hạn như câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều vào đêm trước khi phải bán mình chuộc cha:

Biết bao duyên nợ thề bồi Kiếp này thôi thế thì thôi, còn gì!

Hư từ “thì” trong câu thơ này vừa thể hiện sự dằn lòng, xót xa cho thân phận của mình, nhưng cũng vừa thể hiện sự chấp nhận, sự nuối tiếc mối tình dang dở mới chớm nụ mà chưa kịp đơm hoa của nàng Kiều. Cả bốn từ “thôi thế thì thôi”, trong đó từ thì cho thấy sự bất lực, buông trôi thân phận của nàng… Cũng là từ “thì” thể hiện sự xót xa, nhưng ý biểu cảm trong hai câu thơ này thì lại khác:

Thôi thì thôi, có tiếc gì!

Sẵn dao tay áo, tức thì dở ra.

        Không chấp nhận làm gái lầu xanh, Kiều định quyên sinh. Hư từ “thì” ở trong cụm từ “Thôi thì thôi” như một sự khẳng định dứt khoát, quyết liệt, không nuối tiếc cuộc sống ô trọc ở nơi lầu xanh của Kiều. Còn như câu thơ trong đoạn đối thoại giữa Thúy Kiều với Vương ông vào ngày đoàn viên ta lại thấy nét nghĩa của từ thì ở đây có khác:

Dở dang nào có hay gì,

Đã tu tu trót, qua thì thì thôi!

        Dòng bát (8) ngắt nhịp 2-2 / 2-2 như một tiểu đối. Hư từ “thì” đứng sau từ “thì” chỉ thời gian đã tạo nên sự nhịp nhàng cho câu thơ, nhưng cũng cho thấy sự dứt khoát trong ước muốn của Thúy Kiều mà nàng đưa ra để xin Vương Ông cho mình tiếp tục được ở lại am mây tu cùng sư Giác Duyên.

        Về đặc điểm ngữ pháp, hư từ thì trong Truyện Kiều vừa đóng vai trò là quan hệ từ (63,5%), nhưng cũng có lúc nó lại là trợ từ (36,5%). Hư từ “thì” với vai trò là quan hệ từ, chẳng hạn ở câu thơ:

        Nơi gần thì chẳng tiện nơi 

Nơi xa thì chẳng có người nào xa.

        Từ “thì” xuất hiện ở cả hai dòng thơ trên nhằm nhấn mạnh vào kết quả của những giả thiết mà Bạc Bà đưa ra, chẳng có ai khác, ngoài Bạc Hạnh có thể lấy Kiều, nó cho thấy sự gian trá và lươn lẹo của Bạc Bà. Bên cạnh đó, có những câu thơ Nguyễn Du sử dụng từ “thì” như là một trợ từ, ví dụ như câu:

Người mà đến thế thì thôi, 

Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!

        Đây là tâm trạng của Thúy Kiều sau khi biết được cuộc đời tài hoa mà đầy bất hạnh của Đạm Tiên. Nàng ngẫm về cuộc đời Đạm Tiên mà nghĩ suy đến cuộc đời của mình. Trợ từ “thì” được sử dụng trong câu thơ trên đã thể hiện rõ tâm trí bất an của Kiều. Đó là sự bất an của một con người ý thức về sự tài hoa và lo sợ rằng mình cũng sẽ cùng chung cảnh ngộ, cùng hội cùng thuyền với Đạm Tiên…

HƯ TỪ “LÀ”

        Loại trừ từ với tư cách từ loại động từ hay danh từ, chúng tôi cũng chỉ xét từ “là” với tư cách là hư từ, khi là từ nối, từ đệm trong Truyện Kiều. Chẳng hạn:

Thôi còn chi nữa mà mong

Đời người thôi thế xong một đời!

        Hai câu thơ đã miêu tả rất rõ tâm trạng xót xa, tủi hổ cho thân phận của Thúy Kiều sau khi bị Mã Giám Sinh lấy mất sự trinh trắng của đời con gái. Từ “là” trong câu thơ này đã góp phần nhấn mạnh sự tủi phận, đau khổ của nàng Kiều.

        Trong trường hợp khác, hư từ “là” còn được xuất hiện khi nói đến cuộc đời Kiều trong lầu xanh của Tú bà:

Khéo mặt dạn mày dày

Kiếp người đã đến thế này thì thôi!

        Kiều tự cảm thấy tủi hổ, dơ dáng với chính mình, “mặt dạn mày dày” ở nơi lầu xanh nhơ nhớp!

        Trong Truyện Kiều, chúng tôi còn tiến hành thống kê và thu được kết quả Nguyễn Du đã sử dụng 36 lần từ “là” với vai trò là từ nối. Những hư từ này có vai trò liệt kê, miêu tả. Có thể kể một vài ví dụ như:

Đầu lòng hai ả Tố Nga 

Thúy Kiều chị, em là Thúy Vân

        Hay như những câu thơ miêu tả những ngày tháng tươi đẹp cuối cùng trước khi bước vào cuộc đời đoạn trường của Thúy Kiều:

Thanh minh trong tiết tháng ba

 Lễ tảo mộ, hội là Đạp thanh.

        Hư từ “là” trong Truyện Kiều cũng vừa có vai trò là quan hệ từ (70,9%) và cũng vừa có vai trò là trợ từ (28,3%). Nhưng dù với vai trò nào thì nó cũng mang những ý nghĩa ngữ pháp riêng.

        Có thể nói, hư từ “là” với vai trò là một phó từ rất ít để có thể bắt gặp được nó trong thi ca. Nhưng với Nguyễn Du, thì đúng là không có gì là không thể ! Còn đối với vai trò là quan hệ từ, hư từ “là” được dùng để đặt giữa hai yếu tố cùng loại trong một kết cấu để biểu thị nghĩa nhấn mạnh. Có thể lấy một ví dụ trong Truyện Kiều mà ở đây hư từ “là” mang ý nghĩa ngữ pháp này:

Rằng: “Hay thì thật hay 

Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”.

        Nguyễn Du đã kết hợp sử dụng đến 2 hư từ trong cùng một câu. Đó là hư từ “thì” và hư từ “là”. Cả hai hư từ này đều được dùng để đặt giữa tính từ “hay” nhằm đưa ra lời khẳng định rằng những khúc nhạc của Thúy Kiều đều là những tuyệt phẩm. Ý nghĩa này còn được thể hiện trong những dòng thơ :

Vui vui gượng kẻo mà, Ai tri âm đó, mặn mà với ai?

Quan hệ từ “là” còn được dùng như một từ đệm trong các cặp quan hệ từ: hễ…là; nếu…là; đã…là… Ví dụ như trong câu thơ :

Đã không biết sống vui

Tấm thân nào biết thiệt thòi thương.

        Cặp từ này khiến cho câu thơ mang đậm ý khẳng định, từ đó khơi gợi lên sự chua xót, thương cảm nơi người đọc.

Cuối cùng, quan hệ từ “là” được dùng như một thành phần trong một kết cấu có tính chất quán ngữ như: vậy là, ra là, mới là, hay là…Ví như trong đoạn đối thoại của Kim Trọng và Thúy Kiều vào ngày đoàn tụ, Nguyễn Du đã viết :

Mấy lời tâm phúc ruột rà

Tương tri dường ấy, mới tương tri.

        Quan hệ từ “là” kết hợp để tạo thành quán ngữ đã làm tăng thêm tính gần gũi cho những vần thơ của Nguyễn Du. Ngoài ra, trong Truyện Kiều cũng có nhiều lần Nguyễn Du đã sử dụng hư từ “là” với vai trò là trợ từ. Và lúc này, trợ từ “là” sẽ thể hiện sắc thái nhận định chủ quan hoặc tự nhiên của lời nói. Đó là trong những câu thơ diễn tả lời nói chua xót của Thúy Kiều khi gặp lại Kim Trọng :

Còn chi cái hồng nhan

Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào?

        Trợ từ trong câu thơ trên có thể bỏ đi được mà không làm mất ý nghĩa của câu. Tuy nhiên nếu ta bỏ đi hư từ này thì ý nhấn mạnh trong câu thơ sẽ không còn nữa. Từ xuất hiện ở giữa câu đã một lần nữa khẳng định sự chua xót của Thúy Kiều với bản thân mình. Nàng đau đớn khi đã bị mất đi nhan sắc của một đời người con gái…

HƯ TỪ “MÀ”

        Trong Từ điển tiếng Việt((6), từ “mà” được định nghĩa với 8 ý nghĩa, nhưng chúng đều không mang ý nghĩa từ vựng. Có khi là từ thay thế, từ biểu thị tính đối lập, từ nối hai ý, từ biểu thị một kết quả, từ đệm đặt ở cuối câu,… Nguyễn Du đã rất nhiều lần sử dụng hư từ “mà” trong Truyện Kiều với những ý nghĩa này:

Trăng thề còn đó trơ trơ, Dám xa xôi mặt thưa thớt lòng.

Hay như trong câu:

Cớ sao chịu tốt một bề

Gái tơ đã ngứa nghề sớm sao!

        Hư từ “mà” là một hư từ đặc biệt, do ý nghĩa từ vựng của nó đã bị hư hóa hoàn toàn. Nhưng ý nghĩa ngữ pháp mà hư từ này mang lại cũng vô cùng phong phú. Chúng tôi đã tìm ra trong Truyện Kiều, hư từ “mà” được dùng với các vai trò là quan hệ từ (81%) và trợ từ (19%). Ý nghĩa ngữ pháp đầu tiên của quan hệ từ “mà” là được sử dụng để biểu thị sự đối lập giữa hai yếu tố. Ví dụ:

Rằng: Sao trong tiết thanh minh

đây hương khói vắng tanh thế mà?

        Có thể thấy, hư từ “mà” tuy không mang ý nghĩa từ vựng, nhưng đã thể hiện rất rõ ý nghĩa ngữ pháp. Đọc hai câu thơ này, chúng ta nhận thấy đây là hai yếu tố đối lập nhau. Tương tự, ý nghĩa này còn được thể hiện qua câu thơ:

Lâm Tri đường bộ tháng chầy,

đường hải đạo sang ngay thì gần.

Ngoài ý nghĩa trên, quan hệ từ “mà” còn được dùng để biểu thị một mục đích. 

        Ví dụ:

Bảo rằng đi dạo lấy người

 Đem về rước khách kiếm lời ăn.

        Bên cạnh ý nghĩa biểu thị mục đích thì quan hệ từ “thì” còn để nối các yếu tố mang ý nghĩa giả thiết, như trong câu:

Mấy người bạc ác tinh ma

Mình làm mình chịu kêu ai thương!

Sau cùng, quan hệ từ “mà” còn được dùng để biểu thị một kết quả. Ví dụ:

Dại chi chẳng giữ lấy nền

Tốt chi giữ tiếng ghen vào mình.

        Sự đa chức năng ngữ pháp của hư từ “mà” còn được thể hiện ở vai trò khi nó là trợ từ. Chẳng hạn,, trợ từ “mà” thường đứng ở cuối câu với mục đích nhấn mạnh. Chẳng hạn:

Đã không duyên trước chăng

Thì chi chút đỉnh gọi là duyên sau.

        Từ “mà” xuất hiện ở cuối câu đã cho người đọc nhận thức được về mối quan hệ giữa “người khách ở viễn phương” với Đạm Tiên. Trợ từ “mà” này còn tạo cho câu thơ một sự nhẹ nhàng trong nhịp điệu, nhưng cũng đây đó phảng phất cảm xúc u buồn… Cũng có khi trợ từ “mà” được đặt sau chủ ngữ nhằm nhấn mạnh vào kết quả, trạng thái của chủ ngữ. Ví dụ:

Hoa tàn lại thêm tươi 

Trăng tàn lại hơn mười rằm xưa.

        Ở đây, người đọc hiểu rằng, đối với Kim Trọng, Thúy Kiều tuy đã vào thanh lâu hai lượt nhưng nàng “lấy hiếu làm trinh” thì trong suy nghĩ của chàng Kim, Kiều vẫn là một người phụ nữ vẫn còn trinh trắng (hiểu với ý nghĩa triết học của hình ảnh hoa trăng này!).

KẾT LUẬN

        Nếu thực từ có giá trị biểu cảm rất rõ thì hư từ lại khác. Hư từ không mang ý nghĩa từ vựng, nhưng nó lại góp phần làm sáng tỏ văn cảnh, thể hiện rõ mối quan hệ giữa các thành phần câu, từ đó sẽ có tác động sâu sắc tới tình cảm, cảm xúc của người đọc. Để thấy rõ được điều này, ngoài Truyện Kiều, chúng tôi cũng tiến hành thống kê các hư từ “thì” được sử dụng trong 2 tác phẩm: Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều. Qua thống kê, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: hư từ “thì” được sử dụng trong Chinh phụ ngâm: 8 lần, Cung oán ngâm 3 lần. Chẳng hạn, trong Chinh phụ ngâm nữ sỹ Đoàn Thị Điểm cũng có những câu thơ sử dụng hư từ “thì” khá đặc sắc như:

Thiếp xin chàng chớ bạc đầu Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung.

Còn như trong Cung oán ngâm:

Nghĩ nên tiếng cửa quyền ôi

Thì thong thả vậy cũng thôi một đời!

        Chúng tôi cũng tiến hành thống kê các hư từ “là” được sử dụng trong 2 tác phẩm: Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều. Kết quả như sau: Chinh phụ ngâm: cũng sử dụng 5 lần từ “là”, trong khi Cung oán ngâm: từ “là” xuất hiện 5 lần. Tuy nhiên, trong cả 10 lần từ “là” xuất hiện ở 2 tác phẩm này thì nó lại chỉ có vai trò là một từ nối giữa thành phẩn chủ ngữ và vị ngữ chứ không phải là hư từ.

Có thể kể đến một số ví dụ, như trong Chinh phụ ngâm:

Liễu sen thức cỏ cây

Đôi hoa cùng sánh đôi dây cùng liền.

Còn trong Cung oán ngâm:

Cờ tiên rượu thánh ai đang

Lưu Linh, Đế Thích làng tri âm.

        Trong những câu thơ than thân, khi Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh lấy mất đời con gái, Nguyễn Du đã viết:

Tuồng chi giống hôi tanh!

Thân nghìn vàng để ô danh má hồng.

        Trong thơ ca, “mà” là một hư từ cũng rất hay được sử dụng. Nhưng để dùng được hư từ này đến mức “tuyệt hay” và mang đến những giá trị biểu cảm sâu sắc thì hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng. Chúng tôi tiến hành thống kê các hư từ “mà” được sử dụng trong 2 tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, kết quả như sau: Chinh phụ ngâm: hư từ “mà” xuất hiện 9 lần, Cung oán ngâm: hư từ “mà” được sử dụng 25 lần. Trong Chinh phụ ngâm cũng có những câu thơ chứa hư từ “mà” mang đến những giá trị biểu cảm sâu sắc như:

Nghĩ mệnh bạc tiếc niên hoa 

Gái tơ mấy chốc ra nạ dòng.

        Nguyễn Gia Thiều sử dụng rất nhiều hư từ “mà” trong Cung oán ngâm. Hư từ này cũng mang đầy đủ những ý nghĩa ngữ pháp của nó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những giá trị biểu cảm mà nó mang lại. Có thể lấy một số ví dụ như sau:

Thảo nào khi mới chôn rau

Đã mang tiếng khóc ban đầu ra!

Hay như câu thơ xuất hiện từ cảm thán “dẫu mà”:

Dẫu tay có nghìn vàng,

Đố ai mua được một tràng mộng xuân!

        Trong Truyện Kiều, ta cũng bắt gặp vô số những lần Nguyễn Du sử dụng hư từ này mang đến những giá trị biểu cảm sâu sắc. Ví như:

Đã đành túc trái tiền oan 

Cũng liều ngọc nát hoa tàn chi!

Hay như:

Tiếc thay nước đã đánh phèn,

cho bùn lại vẩy lên mấy lần.

      
Cả ba hư từ “thì, là, mà” rất ít được sử dụng trong thơ ca, nhưng khi xuất hiện trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chúng lại trở thành những từ nghệ thuật mang sắc thái biểu cảm rất cao. Truyện Kiều là sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học. Nguyễn Du là bậc kì tài trong việc sử dụng hư từ. Với Nguyễn Du, cuộc đời lưu lạc “mười năm gió bụi” đã khiến ông gần gũi với nhân dân, nên những tác phẩm của ông không chỉ có ngôn ngữ bác học mà còn mang đậm lời ăn tiếng nói của ngôn ngữ bình dân. Đối với hư từ, việc thể hiện đặc trưng ngôn ngữ văn hóa là một điều không phải ai cũng làm được. Nhưng với thiên tài Nguyễn Du thì khác. Ông đã đưa các hư từ - một loại từ vốn chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ nói, nhưng khi đi vào những trang thơ Truyện Kiều thì nó dường như đã trở thành ngôn ngữ văn hóa. Việc Nguyễn Du sử dụng nhiều hư từ trong tác phẩm của mình cho thấy tác giả coi trọng vai trò của hệ thống ngôn ngữ “lời quê”, song song với ngôn từ văn chương bác học. Chính điều này đã làm cho kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành cuốn sách của nhiều người, nhiều dân tộc và thời đại.

Hải Phòng, tháng 6 năm 2020

N.Đ.T – B.M.H


Chú thích

(*) PGS.TS và ThS, Trường Đại học Hải Phòng.

(1). Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong Tiếng Việt hiện đại, Nhà xuất bản KHXH, tr 14.

(2) Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ HN, VN, tr 472.

(3) Đỗ Phương Lâm (2014), Đặc điểm hư từ Hán Việt trong tiếng Việt, Luận án tiến sĩ - Học viện Khoa học xã hội.

(4) Đào Duy Anh (2016), Truyện Kiều, NXB Văn học.

(5) Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng Việt,sđd, tr 920-921.

(6) Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng Việt, sđd, tr 599 - 600.


 

THƯ NGỎ

Kính thưa quý vị!      Nguyễn Du (1765-1820) là Đại thi hào của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa Thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông ...