Hiển thị các bài đăng có nhãn VIDEO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VIDEO. Hiển thị tất cả bài đăng

MƯỢN KIỀU ĐỂ TRẢ LỜI ĐỒNG BÀO

 Trong lịch sử văn học Việt Nam không dễ gì có nhiều văn chương có sức lay động quần chúng đứng lên đấu tranh cách mạng lớn lao như văn chương của Phan Bội Châu. Ngày nay trong văn chương đó, về tư tưởng và quan niệm, có thể điểm này điểm khác không còn phù hợp, nhưng trái tim chan chứa nhiệt huyết của tác giả vẫn còn nguyên giá trị. Ông là một trong số những nhà văn lớn của văn học Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20. Người đầy trí lực như vậy mà vẫn phải mượn thơ Kiều để trả lời đồng bào thì mới thấy Truyện Kiều đúng là kiệt tác vô tiền khoáng hậu. 

MỜI NHẤP VÀO DÒNG "XEM TRÊN YOUTUBE" TRÊN ẢNH  ĐỂ XEM VIDEO.


BÁC HỒ LẨY KIỀU

     Bác vận dụng Kiều để chào mừng, đáp từ các vị khách quốc tế vừa đề cao giá trị nội dung, nghệ thuật của một kiệt tác văn học vừa khẳng định văn hóa đặc sắc của Việt Nam; quảng bá, giới thiệu với bạn bè quốc tế tác phẩm văn chương bất hủ, bách khoa thư của người Việt.

    Theo thống kê của chúng tôi, từ năm 1957, khi tiếp Chủ tịch Xô viết - ngài K.E.Vôrôsilốp - và đến sau này, Bác Hồ có 9 lần “lẩy Kiều”, nhiều nhất là các năm 1957, 1963. Đó là chưa nói đến việc sử dụng Kiều trong các bài báo có tính chất quốc tế như: “Kiều bào yêu nước”, “Một tin tức lạ”, “Sẵn sàng giúp đỡ”..

                    

        MỜI NHẤP VÀO DÒNG "XEM TRÊN YOUTUBE" TRÊN ẢNH  ĐỂ XEM VIDEO.




NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG TẬP KIỀU


TẬP KIỀU là  ghép các câu Kiều như “lẩy Kiều” nhưng có thể thêm bớt từ khác để ra những câu theo “hình thức Kiều” mà mang tinh thần khác, phù hợp với văn cảnh. Tập Kiều khó với người bình dân, nhưng lại thú vị và dễ với những bậc cao thủ chữ nghĩa.

MỜI NHẤP VÀO DÒNG "XEM TRÊN YOUTUBE" TRÊN ẢNH  ĐỂ XEM VIDEO.



HÁT THƠ KIỀU THEO ĐIỆU CHẦU VĂN

Hát văn, còn gọi là chầu văn, hát hầu đồng, hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Mời quý vị nghe Nghệ nhân Vũ Huy Dự ở thành phố Hồ Chí Minh hát thơ kiều theo điệu chầu văn Bắc vào ngày từ 26 tháng 6 năm 2020, tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong cuộc thi “Bạn đọc thuộc Kiều” đợt 3, khu vực phía Nam. 

MỜI NHẤP VÀO DÒNG "XEM TRÊN YOUTUBE" TRÊN ẢNH  ĐỂ XEM VIDEO.



 

DÙNG TRUYỆN KIỀU KÉN CHỒNG

Trước Cách mạng Tháng Tám khá lâu, chuyện bói Kiều đã phổ biến trong dân gian, và nhà văn Ngô Tất Tố đã đưa vào trong tiểu thuyết "Lều chõng". Khi Vân Hạc đi thi, vợ là cô Ngọc muốn biết trước kết quả nên đã dùng "Truyện Kiều" để bói và được bốn câu:

Bó thân về với triều đình
Hàng thân lơ láo, phận mình ra đâu
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau
Vào luồn, ra cúi công hầu mà chi?

"Cứ trong ý tứ mà suy", cô Ngọc biết chồng sẽ hỏng thi, nếu như đậu thì sẽ làm quan, là người của triều đình, trái với ý của bốn câu thơ trên. Vân Hạc học giỏi, khi thi hỏng, rất buồn, nhưng vợ không buồn và lựa lời an ủi chồng rằng chẳng qua vì cái số, đã được báo trước trong "Truyện Kiều".


MỜI NHẤP VÀO DÒNG "XEM TRÊN YOU TUBE" TRÊN ẢNH  ĐỂ XEM VIDEO.



 

CHÊ TRUYỆN KIỀU

     Truyện Kiều là một kiệt tác đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi của một quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa của văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Với Truyện Kiều nói riêng và toàn bộ trước tác của Nguyễn Du nói chung, ông được các thế hệ người Việt Nam tôn vinh là Đại thi hào dân tộc, Hội đồng Hòa bình thế giới vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.

    Tuy nhiên không phải không có những sự chê bai về Truyện Kiều của người đời, kể cả những bậc túc Nho. 


MỜI NHẤP VÀO DÒNG "XEM TRÊN YOUTUBE" TRÊN ẢNH  ĐỂ XEM VIDEO.




NHỮNG TÊN GỌI CỦA TRUYỆN KIỀU


MỜI NHẤP VÀO DÒNG "XEM TRÊN YOUTUBE" TRÊN ẢNH  ĐỂ XEM VIDEO.

Thi hào Nguyễn Du khi sáng tác “Truyện Kiều” đã đặt tên cho tác phẩm nổi tiếng này là gì? Cho đến nay, giới nghiên cứu Kiều vẫn còn phân vân, chưa dứt khoát hẳn một nhan đề nào là khởi đầu do cụ Nguyễn Du đặt.

Tuy vậy từ khi ra đời đến nay “Truyện Kiều” đã có khá nhiều tên gọi. 

Về tên gọi ban đầu, người thì cho là Kim Vân Kiều tân truyện hay Kim Vân Kiều truyện, người khác lại cho là Đoạn trường tân thanh, chưa kể các tên gọi khác như Kim Túy tình từ… sau khi cụ Ngô Đức Kế bài bác tên gọi “Kim Vân Kiều”, Trần Trọng Kim đã gọi khác đi là Truyện Thúy Kiều, Hồ Đắc Hàm gọi là Kiều truyện dẫn giải, Phúc An gọi là Kim Kiều tình tự, Tản Đà gọi là Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện… rồi sau này tên gọi đơn giản “Truyện Kiều”(2) như Phạm Quỳnh với câu nói nổi tiếng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn” bắt đầu được dùng phổ biến đến nay. 

Video này là một tài liệu tham khảo.

"KIỀU" - BỘ PHIM ĐÁNG XEM



    Phim điện ảnh cổ trang "KIỀU" của Đạo diễn Mai Thu Huyền, do Tincom Media Global sản xuất, được lấy cảm hứng từ tuyệt tác "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du, đã tham gia nhiều liên hoan phim và đạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế:

  • Best Music - The Kite Awards 2021 (Âm nhạc xuất sắc nhất Cánh Diều Vàng 2021)
  • B Award for Best Film 2021- HCMC Film Association (Giải B Phim truyện xuất sắc 2021 - Hội Điện Ảnh TP. HCM)
  • The most outstanding Vietnamese film of the year in 2021 Asian World Film Festival 
  • Official Selection 2021 Newport Beach Film Fest 
  •  2021 Golden Global Submission 
  •  2021 Vietnam National Film Festival Nomination
  • Official Selection 2022 Hanoi International Film Festival (HANIFF)
  • Official Selection 2023 Meghalaya International Film Festival (Megh IFF) 

BẠN CÓ THỂ: 

 @ Xem thông tin về Phim Kiều tại website: https://kieumovie.com

 @ Khán giả tại Việt Nam có thể xem Phim Kiều trên Galaxy Play: tps://galaxyplay.vn/title/kieu

 @ Khán giả tại nước ngoài có thể xem Phim Kiều trên Amazon Prime: https://amzn.to/3CsVUHB    

Gần 100 năm sau, phim Kiều của Mai Thu Huyền không tái hiện toàn bộ Truyện Kiều như phim Kim Vân Kiều của Famechon, mà chỉ là lát cắt về cuộc đời của Thúy Kiều ở giai đoạn sau khi bán mình chuộc cha và rơi vào lầu xanh. Nó không phải là một bộ phim chuyển thể mà là bộ phim lấy cảm hứng từ Truyện Kiều, có những chi tiết sáng tạo hơi khác so với nguyên tác nhưng vẫn giữ những cái cốt lõi của tác phẩm.  Phim xây dựng theo thể loại cổ trang, fantasy (giả tưởng), xoay quanh mối quan hệ tình cảm và những ràng buộc giữa 3 nhân vật chính: Thúy Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư với thông điệp đề cao khát vọng tình yêu và tự do. Phim dài 90 phút và được thực hiện với một đội ngũ chuyên nghiệp: Mai Thu Huyền đạo diễn kiêm Giám đốc sản xuất của phim, Phi Tiến Sơn tác giả kịch bản và đạo diễn hình ảnh, Nguyễn Đăng Khoa phó đạo diễn, Trần Bửu Lộc điều hành sản xuất, hoạ sĩ thiết kế Vi Ngọc Mai, nhà thiết kế phục trang Thủy Nguyễn, giám đốc âm nhạc Bùi Huy Tuấn. Về diễn viên, có những tên tuổi nổi tiếng: NSND Lê Khanh trong vai Hoạn Bà; Hiếu Hiền trong vai Hiền Bá; Cao Thái Hà trong vai Hoạn Thư; Long Đẹp Trai trong vai Mã Giám Sinh; Ca sĩ Phương Thanh trong vai Tú Bà; Mỹ nam Lê Anh Huy trong vai Thúc Sinh; Người mẫu, diễn viên Trình Thị Mỹ Duyên trong vai Thúy Kiều…Phim được thực hiện trong gần 2 năm với một lượng kinh phí không hề nhỏ, trên hàng chục tỷ đồng, bấm máy tại 6 tỉnh thành là Cao Bằng, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế và TP.HCM với ê-kíp hơn 100 con người.

 

GẶP NGƯỜI HAY KIỀU

 Truyện Kiều là viên ngọc sáng chói, kiệt tác số một trong kho tàng văn học Việt Nam. Từ sau khi ra đời, tác phẩm đã có biết bao công trình nghiên cứu khoa học, biết bao thế hệ bạn đọc – cả trong và ngoài nước ở nhiều độ tuổi - tìm hiểu, đánh giá, hội thảo, phẩm bình… Ngày xuân, nhiều người thích Bói Kiều và thưởng thức Kiều theo cách riêng.

Cụ Nguyễn Hữu Khanh (1875- 1946), tên hiệu Hương Sơn Cư Sĩ, người xã Hương Ngải, (xưa gọi làng Ngái) huyện Thạch Thất, Hà Nội, được ghi nhận là “bậc túc nho thời cận đại”, một “nhà nho tài hoa, lãng mạn”. Hồi cụ Nghè Tập Xuyên Ngô Đức Kế mở hội đối trướng ở Hà Nội, cụ là một “đại bút” được cụ Ngô Đức Kế rất mến trọng.


Cụ có sở trường về thi ca bằng quốc âm, giọng thơ điêu luyện, tình tứ, pha chút hóm hỉnh. Tuy có tài “thông kim, bác cổ” – chữ dùng của Danh nhân Văn hóa Nguyễn Tử Siêu, người đương thời cùng làng – nhưng Cụ sống bằng nghề dạy học đạm bạc mà thanh cao, vui thú cùng điền viên, sơn thủy, với sách vở, bầu rượu, túi thơ.

Sau đây là những giai thoại thú vị về cụ. 


MỜI NHẤP VÀO "XEM TRÊN YOUTUBE" TRÊN ẢNH  ĐỂ XEM VIDEO.





CÂU THƠ KỲ LẠ NHẤT TRONG TRUYỆN KIỀU

Truyện Kiều là một tác phẩm toàn bích, “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” nên chọn câu nào, đoạn nào hay nhất trong Truyện Kiều là rất khó. Song nếu chọn bất kỳ một câu nào để nói là câu hay nhất cũng có thể được, nếu xét theo một tiêu chí nào đó.

Vì vậy, tìm một câu thơ kỳ lạ nhất trong Truyện Kiều lại càng không dễ. Đã có nhiều quan điểm khác nhau về câu thơ kỳ lạ nhất trong Truyện Kiều. Tuy nhiên cách chọn của nhà thơ Thạch Quỳ - tác giả của bài thơ dậy sóng một thời "Với con":


"Con ơi con, trái đất thì tròn
Mặt trăng sáng cũng tròn như đĩa mật
Tất cả đấy đều là sự thật
Nhưng cái bánh đa tròn, điều đó thật hơn"


Thì rất thuyết phục.


MỜI NHẤP VÀO DÒNG "XEM TRÊN YOUTUBE" TRÊN ẢNH  ĐỂ XEM VIDEO.




BÓI KIỀU, NÉT VĂN HOÁ TÂM LINH

         Bói Kiều là một nét văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Đây là phương pháp xem bói dựa vào những câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cùng với ni sư Giác Duyên và đạo cô Tam Hợp nhằm phán đoán những điều sắp xảy ra trong tương lai. Sở dĩ Truyện Kiều trở thành một sách bói trong nhân gian không chỉ vì từng câu thơ, chữ nghĩa ẩn chứa số mệnh con người mà còn vì sự linh nghiệm sau mỗi lần gieo quẻ. Những đoạn đời gập ghềnh mà nàng Thúy Kiều phải trải qua được Nguyễn Du mô tả trong 3254 câu thơ lục bát ấy, nếu soi vào cuộc đời của mỗi người, thử hỏi có ai không ít nhiều gặp phải.

        Mỗi một quẻ bói Kiều gồm 4 câu thơ thất ngôn bát cú, quẻ này giúp ta tương đoán thế vận trong tương lai. Đó không phải là một cái gì tiền định bất biến không thay đổi được mà chỉ là lời dự báo, cảnh tỉnh con người ta. Từ đó giúp ta suy xét lại những gì đã làm và suy tính, cân nhắc trước khi quyết định thực hiện một việc nào đó.


MỜI NHẤP VÀO "XEM TRÊN YOUTUBE" ĐỂ XEM VIDEO





CHU MẠNH TRINH VỚI CHỮ TRINH TRONG TRUYỆN KIỀU

         Chu Mạnh Trinh là một nhà nho nổi tiếng có tài văn phú và sự phóng khoáng hào hoa, thành thạo cả cầm, kì, thi, họa và còn giỏi cả về kiến trúc. Ông sinh năm 1862, người làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang. Chu Mạnh Trinh học rất thông minh. Năm 19 tuổi đỗ tú tài. Năm 25 tuổi đậu giải nguyên. Năm 31 tuổi, thi đỗ tam giáp tiến sĩ, nên người đương thời gọi là “ông nghè Phú Thị”. Ông từng làm quan án sát các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên. Tương truyền, ông làm quan công minh chính trực. Có lần ông đã phạt đánh một tu sĩ người Pháp có hành động cậy thế lộng hành để cảnh cáo. 

            Năm 1905, Tổng đốc Hưng Yên tổ chức cuộc thi vịnh Kiều, chánh chủ khảo là nhà thơ Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh đã đoạt giải nhất về thơ Nôm. Riêng bài tựa truyện Kiều viết bằng Hán văn được đương thời và hậu thế đánh giá là một áng văn chương trác tuyệt. 

Tuy vậy, câu chuyện của ông với chữ Trinh trong Truyện Kiều sau đây thật thú vị.


MỜI BẤM VÀO ẢNH TRÊN MÀN HÌNH DƯỚI ĐÂY ĐỂ XEM





TỪ HẢI LÀ AI

 Từ Hải là một nhân vật anh hùng. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dành những câu chữ hay nhất, trang trọng nhất để khắc họa tính cách anh hùng phi thường, khát vọng tự do và chất đa tình lãng mạn của nhân vật Từ Hải. Từ giọng điệu đến ngôn từ đều trang trọng, cổ kính: nhân vật lung linh màu sắc huyền thoại sử thi.

Nhân vật Từ Hải tựa như một ánh hào quang chiếu qua một quãng đời ngắn ngủi của Thúy Kiều, nhưng đã để lại trong lòng người bao ấn tượng tốt đẹp. Chân dung anh hùng Từ Hải là một phương diện tuyệt đẹp về cảm hứng nhân văn của Truyện Kiều.




TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH “ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU”

 


Đây là một chương trình do Quỹ bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều tài trợ cho Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh thực hiện, giới thiệu những giá trị xuyên quốc gia, xuyên thời đại của Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Chương trình thực hiện 1 số/ tháng,  thời lượng 5 phút, phát sóng  21h10 ph Chủ nhật cuối tháng và phát lại 03 lần trong tuần trên sóng Truyền hình Hà Tĩnh.

Thời gian thực hiện từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021 tương ứng với 12 số.

          Để chương trình ngày càng hoàn thiện, rất mong muốn bạn yêu Nguyễn Du và Truyện Kiều gần xa góp ý, cung cấp kịch bản cho chương trình.

         Rất mong các nhà tài trợ ủng hộ quỹ để đầu tư cho chương trình này theo địa chỉ:

Tên tài khoản: Quỹ bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều

Số tài khoản 0201000713119

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh

Nội dung ghi: Hỗ trợ chương trình truyền hình “ Nguyễn Du và Truyện Kiều”

 

 

 

"CUNG ĐÀN THÚY KIỀU", MỘT CA KHÚC ĐẶC SẮC



LTS: Một ca khúc kết hợp nhuần nhuyễn hơi thở của ca trù cổ xưa và phong cách đương đại, kết hợp nhuần nhuyễn giữa đời thường và sân khấu âm nhạc, giữa ca sĩ và nhạc sĩ . Theo Triết học thì đó là "sự thống nhất của 2 mặt đối lập" hay nói cách khác là sự kết hợp nhuần nhuyễn 2 mặt đối lập. Xin trân trong giới thiệu với độc giả nhạc phẩm này của Ngọc Thịnh ( Bản MP3).


THƯ NGỎ

Kính thưa quý vị!      Nguyễn Du (1765-1820) là Đại thi hào của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa Thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông ...