GẶP NGƯỜI HAY KIỀU

 Truyện Kiều là viên ngọc sáng chói, kiệt tác số một trong kho tàng văn học Việt Nam. Từ sau khi ra đời, tác phẩm đã có biết bao công trình nghiên cứu khoa học, biết bao thế hệ bạn đọc – cả trong và ngoài nước ở nhiều độ tuổi - tìm hiểu, đánh giá, hội thảo, phẩm bình… Ngày xuân, nhiều người thích Bói Kiều và thưởng thức Kiều theo cách riêng.

Cụ Nguyễn Hữu Khanh (1875- 1946), tên hiệu Hương Sơn Cư Sĩ, người xã Hương Ngải, (xưa gọi làng Ngái) huyện Thạch Thất, Hà Nội, được ghi nhận là “bậc túc nho thời cận đại”, một “nhà nho tài hoa, lãng mạn”. Hồi cụ Nghè Tập Xuyên Ngô Đức Kế mở hội đối trướng ở Hà Nội, cụ là một “đại bút” được cụ Ngô Đức Kế rất mến trọng.


Cụ có sở trường về thi ca bằng quốc âm, giọng thơ điêu luyện, tình tứ, pha chút hóm hỉnh. Tuy có tài “thông kim, bác cổ” – chữ dùng của Danh nhân Văn hóa Nguyễn Tử Siêu, người đương thời cùng làng – nhưng Cụ sống bằng nghề dạy học đạm bạc mà thanh cao, vui thú cùng điền viên, sơn thủy, với sách vở, bầu rượu, túi thơ.

Sau đây là những giai thoại thú vị về cụ. 


MỜI NHẤP VÀO "XEM TRÊN YOUTUBE" TRÊN ẢNH  ĐỂ XEM VIDEO.





Không có nhận xét nào:

THƯ NGỎ

Kính thưa quý vị!      Nguyễn Du (1765-1820) là Đại thi hào của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa Thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông ...