DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM 197 NĂM NGÀY MẤT ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU VÀ PHÁT THẺ HỘI VIÊN HỘI KIỀU HỌC VIỆT NAM

        
Lễ trao thẻ Hội viên. Ảnh TĐC
          Sáng 29/9/2017 (10/8 Đinh Dậu), trong không gian văn hóa của Di tích cấp quốc gia đặc biệt, Khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du, Chi hội Hội kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng  niệm 197 năm ngày mất đại thi hào Nguyễn du và Trao thẻ Hội viên.
          Đến dự buổi lễ có các đồng chí chí Hà Văn Thạch, UVBTV, Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy; Đặng Quốc Vinh, UVBTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Hồng Hải, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam; Bùi Xuân Thập, TUV, Giám đốc Sở VHTT&DL, Ủy viên Ban thường vụ Hội Kiều học Việt Nam, lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, đại diện dòng họ Nguyễn Tiên Điền và gần 60 hội viên Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh
Hội viên Hội Kiều học Hà Tĩnh dâng hương tại Khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du sáng 29/9/2017. Ảnh TĐC
          Sau lễ dâng hương tưởng niệm lần thứ 197 ngày mất Danh nhân văn hóa Thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du tại Khu mộ và Nhà thờ, là Lễ trao nhận phiên bản mộc bản về Đại thi hào Nguyễn Du trong kho tàng Mộc bản triều Nguyễn của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho ngành Văn hóa Hà Tĩnh. Tiếp đó là Lễ phát thẻ Hội viên Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh và sinh hoạt hội năm 2017.
Ông Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh TVS
          Tại buổi lễ, ông Thái Văn Sinh, Trưởng Văn phòng Đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh đã báo cáo kết quả hoạt động của Ban chấp hành Hội Kiều học Việt Nam sau Đại hội II và hoạt động của Văn phòng Đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh sau một năm ra mắt và chương trình hoạt động thời gian tới.
Ngày 03/11/2011, Hội Kiều học Việt Nam tiến hành Đại hội thành lập – hay còn gọi là đại hội lần thứ nhất sau hơn 3 năm tiến hành vận động với 180 hội viên  (trên tổng số gần 400 hội viên trong toàn quốc  và 40 khách mời tham dự. Ngày 13/01/2017  Đại hội nhiệm kỳ II (2017 - 2022) Hội Kiều học Việt Nam đã được tổ chức Đại hội có 205 hội viên trên tổng số  600 Hội viên trong cả nước và  45 khách mời tham dự. Đoàn Hà Tĩnh có 20 hội viên tham dự. Đại hội bầu GS. Phong Lê làm Chủ tịch. Ban chấp hành Hội có 33 ủy viên, trong đó Hà Tĩnh có 3 ủy viên. gồm: Ông Võ Hồng Hải, Ông Bùi Xuân Thập và Ông Thái Văn Sinh. Trong 4 phó chủ tịch: Hà Tĩnh có 1 PCT là ông Võ Hồng Hải. Trong  11 ủy viên thường vụ thì Hà Tĩnh có 2: Ông Võ Hồng Hải, Ông Bùi Xuân Thập. Đại hội nhất trí thông qua Điều lệ Hội nhiệm kỳ II với 8 Chương, 26 Điều với tiêu chí: tuyên truyền, quảng bá, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của Nguyễn Du và Truyện Kiều. Hội có 1 Tạp chí có tên là “Trăm năm trong cõi Truyện Kiều” và 1 Website có tên miền http://kieuhoc.com/.
Trưởng, phó Văn phòng đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Hội Kiều học Việt Nam và lãnh đạo tỉnh. Ảnh: TĐC
Văn phòng Đại diện hội kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh dươc thành lập ngày 01 tháng 6 năm 2013 theo Quyết định số 91/QĐ – HKHVN của Chủ tịch Điều lệ Hội Kiều học Việt Nam có 16 hội viên do ông Phạm Quang Ái làm Trưởng Văn phòng.
Sau 3 năm hoạt động, tháng 8/2016 Hội kiều học Việt Nam bổ nhiệm nhân sự mới gồm: Ông Thái Văn Sinh, TBT Tạp Văn hóa Hà Tĩnh làm Trưởng Văn phòng; Ông Nguyễn Ban, Chi hội trưởng Chi hội Văn học Nghệ thuật huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Phó Trưởng Văn phòng; Ông Nguyễn Tùng Lĩnh, Trưởng phòng Di sản Sở VHTTDL Hà Tĩnh làm Phó Trưởng Văn phòng. Ngày 9/9/2016, Văn phòng Đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh tổ chức ra mắt sau 3 năm thành lập
          Sau 1 năm khi kiện toàn Văn phòng Đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh tổ chức ra mắt đã tổ chức được 5 hoạt động lớn:
1. Về phát triền hội viên: từ 16 hội viên đã phát triển lên 63 hội viên và xây dựng được hồ sơ hội viên và làm thẻ cho hội viên.
2. Chuẩn bị nội dung, kế hoạch và tham gia tổ chức giỗ lần thứ 196 năm Đại thi hào Nguyễn Du vào 10/8 năm Bính Thân 2016.
3. Tham gia chuẩn bị Đại hội II gồm tài liệu và vận đông tài chính.
4. Xuất bản tập sách “Nguyễn Du Truyện Kiều với quê hương Hà Tĩnh”
5. Tổ chức Lễ dâng hương tưởng  niệm 197 năm ngày mất đại thi hào Nguyễn du và Trao thẻ Hội viên.
Từ nay đến 2018, Văn phòng Đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh sẽ triển khai 6 đầu việc việc chính như sau:
1. Phát triển hội viên và tổ chức các phân chi hội viên theo khu vực.
2.Tổ chức sinh hoạt 3 tháng 1 lần
3.Xây dựng quỹ Kiều học Hà Tĩnh
4.Xuất bản 01 cuốn sách về kiều học
5.Làm Website  Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh
6.Tổ chức 01 chuyến dã ngoại cho Hội viên thăm những nơi Nguyễn Du từng sống và làm việc ở Huế và Quảng Bình./.





"CUNG ĐÀN THÚY KIỀU", MỘT CA KHÚC ĐẶC SẮC



LTS: Một ca khúc kết hợp nhuần nhuyễn hơi thở của ca trù cổ xưa và phong cách đương đại, kết hợp nhuần nhuyễn giữa đời thường và sân khấu âm nhạc, giữa ca sĩ và nhạc sĩ . Theo Triết học thì đó là "sự thống nhất của 2 mặt đối lập" hay nói cách khác là sự kết hợp nhuần nhuyễn 2 mặt đối lập. Xin trân trong giới thiệu với độc giả nhạc phẩm này của Ngọc Thịnh ( Bản MP3).


DOANH NHÂN VỚI TRUYỆN KIỀU Và TRUYỆN KIỀU VỚI DOANH NHÂN, MỘT HỘI THẢO ĐÁNG QUAN TÂM


 Để  kỷ niệm 197 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (10/8 Đinh Dậu) và tiến tới kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam 13-10, Hội Kiều học Việt Nam phối hợp với Công ty HANVICO tổ chức hội thảo này.
             > Thành phần:
- Các doanh nhân trong và ngoài nước.
- Các nhà nghiên cứu văn hóa trong cả nước.

            > Khách mời:

- Ban Tuyên giáo Trung ương và Hà Nội
- Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh
- Đài Truyền hình Việt Nam
- Đài Tiếng nói Việt Nam
- Đại diện một số doanh nghiệp và tổ chức liên quan.

            >Thời gian: Thứ 7 váo 8 giờ ngày 30/9/2017.
> Địa điểm: Hội trường tầng 2, NXB Tài nguyên - môi trường và Bản đồ Việt Nam, số 85 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
> Đơn vị tổ chức:        Hội Kiều học Việt Nam và Tổng Công ty Hanvico.
                                      Đồng chủ trì: GS Phong Lê và TS. Phạm Văn Tuần.

HẢI ĐƯỜNG LẢ NGỌN ĐÔNG LÂN


Hoa Hải Đường

                                                                                                                             Vĩnh Sinh
Ở miền Bắc và miền Trung có một loài hoa đẹp nở vào đầu xuân, thân và cành cây cứng cáp, cao vừa phải; hoa năm cánh màu trắng, đỏ thắm hay hồng tươi; nhụy hoa màuvàng đậm nhưng không có hương thơm. Dân gian quen gọi loài hoa này là hoa “hải đường”. Trong Từ điển tiếng Việt (1997), cây “hải đường” được định nghĩa là “Cây nhỡ cùng họ với chè, là dày có răng cưa, hoa màu đỏ trông làm cảnh”. Từ điển Việt-Anh và Việt-Pháp thường dịch “hải đường” là camellia/ camélia.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhắc đến hoa hải đường hai lần nhằm gợi đến nàng Kiều:
Hải đường lả ngọn đông lân,
Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà 1.
(Hàng 175-178)
Hải đường mơn mởn cành tơ,
Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng
(hàng 1283 – 1284)
Sự cách biệt giữa một cây mang tên là “hải đường” có thân và cành cây cứng cáp mà tôi hằng thấy trong những khu vườn cổ ở Huế, với ấn tượng về một cây hải đường mảnh khảnh như đã được miêu tả qua những vần thơ trên đã khién tôi thắc mắc trong một thời gian khá lâu. Không lẽ Tiên Điền tiên sinh lại miêu tả cây hải đường thiếu chính xác đến thế? Niềm hoài nghi đó được giải tỏa khi chúng tôi tình cờ được thấy tận mắt cây hải đường đúng như tiên sinh đã miêu họa trong Kiều.
Một sáng mùa xuân cách đây đã có hơn 40 năm (ngày đó tôi còn là một du học sinh ở Nhật), khi đang đi bách bộ quanh khu cư xá du học sinh ở một vùng khá yên tĩnh tại Đông kinh, tôi chợt thấy một cây hoa mảnh khảnh, cành trĩu hoa màu hồng tươi. Loài hoa này tôi chưa bao giờ thấy ở Việt Nam. Nhân có người đi qua, tôi hỏi hoa ấy tên gì. Ông ta bảo : “Kaidô desu yo” (Hải đường đấy mà!). KHông hiểu linh tính nào đó đã cho tôi biết Kaidô địch thị là loài hoa hải đường “lả ngọn đông lân”mà Nguyễn Du đã nhắc đến trong Kiều! Cho đến bây giờ khi ngồi viết những dòng này, tôi vẫn chưa quên được cảm giác khoan khoái nhẹ nhàng lúc đó khi vừa vỡ lẽ một điều thắc mắc đã ám ảnh tôi khá lâu.
Đại từ điển tiếng Nhật Nihongo daijiten định nghĩa cây hải đường ở Trung Quốc (haitang) và ở Nhật (kaidô) như sau:
“Cây nhỡ rụng lá, thuộc họ tường vi (rose) trồng làm cây kiểng trong vườn. Hoa nở vào tháng 4 dươnglịch, sắc hồng nhạt. Loại có trái giống như quả táo tây, có thể ăn được. Cao từ 2 đến 4 mét”. Cuốn từ điển này còn chua thêm là hoa hải đường dùng để ví với người con gái đẹp, đặc biệt khi muốn nói lên nét gợi cảm hay vẻ xuân tình. Theo “Dương Quý Phi truyện” trong Đường thư, một hôm Đường Minh Hoàng ghé thăm Dương Quý Phi, nghe nàng còn chưa tỉnh giấc, nhà vua bảo: “Hải đường thụy vị túc da?”, nghĩa là “Hải đường ngủ chưa đủ sao?”. Trong văn học cổ Trung Quốc, cành hoa hải đường trong cơn mưa thường dùng để ví với dáng vẻ người con gái đẹp mang tâm trạng u sầu. Tên khoa học của cây hải đường là Malus spectabillis; tiếng Anh gọi là flowering cherry-apple (hay Chinese flowering apple, Japanese flowering crab-apple và nhiều tên khác nữa), tiếng Pháp gọi là Pommier sauvage.
Như vậy tên tiếng Việt của cây camellia/camélia mà từ trước đến nay ta thường gọi lầm là “hải đường”đúng ra phải gọi là gì? Có người gọi camellia/camélia là hoa trà, hay trà hoa. Chẳng hạn, tiểu thuyết La Dame aux camélias của Alexandre Dumas (Dumas fils) trước đây có người dịch là “Trà hoa nữ” hay “Trà hoa nữ sử” và Từ điển Việt Anh của soạn giả Bùi Phụng cũng dịch “trà hoa” là camellia. Tuy dịch camellia là trà hoa (hay hoa trà) nghe có lý hơn là “hải đường”, nhưng theo thiển ý cũng chưa được ổn cho lắm vì hoa trà chỉ có màu trắng mà còn có màu hồng và màu đỏ. Ta thử xem người Nhật và người Trung Quốc gọi camellia/camélia là gì. Tiếng Nhât gọi cây này là Tsubaki, chữ Hán viết là “xuân”, gồm chữ bộ “mộc”bên trái và chữ “xuân”là mùa xuân bên phải. Chữ “xuân”dùng trong nghĩa này nghe quá lạ tai đối với người Việt. Người Trung Quốc gọi camellia/camélia là shancha (sơn trà), sơn trà nghe cũng thuận tai và khá sát sao vì cây này cùng họ với cây chè (trà) và sơn trà nên hiểu là cây “trà dại”hay một biến thể của cây trà.
Đang phân vân chưa biết dùng từ nào trong tiếng Việt để dịch camellia/camélia cho thật sát nghĩa, chúng tôi lướt xem Truyện Kiều một lần nữa. Nào ngờ lời giải cho điều thắc mắc của chúng tôi đã có sẵn ngay trongđó: cụ Nguyễn Du trong tác phẩm bất hủ của mình cũng đã dùng hoa “trà mi”nhằm ám chỉ nàng Kiều, và trà mi chính là từ tiếng Việt tương ứng với camellia/camélia:
Tiếc thay một đóa trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về
(hàng 845-846)
Hoặc:
Chim hôm thoi thót về rừng,
Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành.
(hàng 1091-1092)
Nhưng do đâu chúng ta có thể khẳng định như thế? Việt Nam từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giải thích về hoa “trà mi”như sau: “thứ cây, có hoa đẹp, sắc đỏ, hoặc trằng mà không thơm”. Trà mi cùng họ với cây chè, có sắc đỏ hoặc trăng, và không có hương thơm – đó chính là những đặc điểm của cây camellia/camélia mà chúng ta đã đề cập ngay ở đầu bài.
Một điều thú vị và rất đáng chú ý: “trà mi”là một tên gọi thuần Nôm, không có trong chữ Hán! Nói môt cách khác,thay vì gọi “sơn trà”như người Trung Quốc, ta chọn tên “trà mi”là cách gọi riêng của người Việt. Trong ấn bản chữ Nôm của Truyện Kiều (bản Lâm Nhu Phu, 1870), hai chữ “trà mi”được viết bằng hai chữ Nôm như sau: chữ “trà”được viết với bộ “dậu” với chữ “mi”là cây kê bên phải (từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức mượn chữ “mi”tiếng Nôm này). Trong Từ điển Truyện Kiều, học giả Đào Duy Anh trong phần văn bản viết hai chữ “trà mi”là “trà(đồ)mi”nhằm gợi ý “trà mi” cũng có thể đọc là “đồ mi”, tuy nhiên trong phần “Từ điển” lại giải thích là “nước ta có hoa trà mi, nhưng khác với đồ mi của Trung Quốc”. Theo thiển ý, hai chữ Nôm nói trên chỉ có cách đọc là “trà mi”chứ không thể đọc là “đồ mi”, vì trong chữ Han, loài “cây nhỏ, cành lá có gai, đầu mùa hè nở hoa sắc trằng, hoa nở sau các thứ hoa cây khac” mà Đào tiên sinh đã giải thich về “hoa đồ mi” trong cuốn Hán Việt từ điển do tiên sinh biên soạn, chính là hoa mâm xôi (Robus rosacfolius) trongtiếng Việt.
Qua bài viết ngắn ngủi này, chúng tôi hy vọng đã chứng mình được rằng cây hải đường mà chứng ta thường ngỡ là tương ứng với cây camellia/camélia trong tiếng Anh và tiếng Pháp kỳ thực là một loài cây có hoa khác, có tên khoa học là Malus spectabilis. Mặt khác, tên gọi tiếng Việt của hoa camellia/camélia đúng ra phải là trà mi.
Trong Truyện Kiều, cụ Tiên Điền Nguyễn Du – nhà thơ muôn thuở của dân tộc Việt Nam – đã dùng tên của hai loài hoa này chính xác và tách bạch. Tiên Điền tiên sinh mượn hoa hải đường nhằm nói lên những nét yểu điệu gợi cảm của nàng Kiều qua bóng dáng của một Dương Quý Phi kiều diễm. Khi định mệnh đã đưa đẩy Kiều vào tay của Mã Giám Sinh và Sở Khanh – những kẻ “thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương” – tiên sinh đã mượn hình tượng của đóa hoa trà mi nhằm nói lên kiếp hồng nhan trước những thử thách quá ư nghiệt ngã của số phận.
Nhân thể, chúng tôi cũng xin nói rằng trong Đại Nam nhất thống chí, trong phần nói vê các loài hoa ở “Kinh sư”(Huế) và “Phủ Thừa Thiên”, có đoạn nhắc đến hoa hải đường. Vì có liên quan đến bài viết này, chúng tôi xin trích lại nguyên văn: “Kính xét bài thơ ‘Vịnh hải đường’trong Minh Mệnh thánh chế có lời chú rằng: Theo Quần phương phả thì hải đường có bốn loại, là chiêm cánh, tây phủ, thùy lục và mộc qua, ngoài ra lại có hoa vàng loại hoa thơm, nhưng đều là cánh mềm, hoa nhỏ, hoặc sắc vàng, hoặc đỏ lợt, hoặc như yên chỉ, chí có mấy sắc ấy thôi, hải đường phương Nam thì cây cao, lá to vừa dài vừa nhọn hoặc sắc đỏ tươi, ruột có nhị, cánh to mà dày, lúc nở đẹp hơnhoa phù dung, nên tục gọi là “sen cạn”; so với hải đường ở đất Thục thì đẹp hơn nhiều, tựa hồ phương Bắc không có giống hoa hải đường này, cho nên những lời trước thuật có khác. Còn như nói rằng ‘hoa đẹp lá tươi, mềm mại như xử nữ, hây say như Dương Phi say, yểu điệu như Tây Tử thực chưa hình dung hết được vẻ đẹp của hoa ây. Năm Minh Mệnh thứ 17 khắc hình tượng vào Nghị đỉnh. Lại có một loại là Kim ti hải đường”.
Đọc đoạn trích dẫn ở trên, ta có thể thấy là ngay từ thời vua Minh Mệnh đã có sự nhầm lẫn giữa hoa hải đường và hoa trà mi. Những loại hoa có “cánh mềm” trong phần trích dẫn đúng là hoa hải đường, nhưng loại hoa gọi là “Hải đường phương Nam thì cây cao, lá vừa to vừa dài vừa nhọn, hoặc sắc đỏ tươi, ruột có nhị, cánh to mà dày…”thì đúng ra phải gọi là hoa trà mi chứ không phải là hoa hải đường.
Nguyễn Du viết Truyện Kiều trước đó (dưới triều vua Gia Long), nhưng tại sao thi hào họ Nguyễn lại có thể phân biệt hai loại hoa này rạch ròi đến thế? Chúng ta có thể phỏng đoán là ngoài những kiến thức thu thập qua sách vở, chắc hẳn Nguyễn Du đã thấy tận mắt hai loài hoa này trong lần đi sứ sang Trung Quốc vào năm 1813.
Một thức giả cũng vừa cho chúng tôi hay là khi tìm trong Truyện Kiều đối chiếu của Phạm Đan Quế (Nxb Hà Nội, 1991) hai câu có từ “hải đường” trích dẫn ở trên thì “thấy đó là những câu tả cảnh tả tình do Nguyễn Du sáng tác”, chứ không có trong nguyên truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (bản của Nguyễn Đình Diệm). Điều này càng xác nhận sự hiểu biết chính xác về cây cỏ cũng như tinh thần “vận dụng sáng tạo”của Tiên Điền tiên sinh khi viết Truyện Kiều.■
1. Theo học giả Hoàng Xuân Hãn và một số nhà nghiên cứu khác, chữ “gieo”trong câu này phải đọc “treo” mới đúng, hoăc chữ “tỏ”trong câu “con ong đã tỏ đường đi lối về”phải đọc là “mở”. Vì chưa bắt kịp với những nghiên cứu về Truyện Kiều hiện nay, trong khuôn khổ bài này chúng tôi xin tạm thời dựa theo cách đọc hiện hành.


THÔNG BÁO MỜI DỰ LỄ DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ 197 NGÀY MẤT ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU VÀO 7 GIỜ NGÀY 29-9-2017



GS. Phong Lê phát biểu tại Lễ giỗ lần thứ 196 Đại thi hào Nguyễn Du
Ngày 08/9/1924 (10/8/ Giáp Tý), Ban Văn học Hội khai trí Tiến Đức tổ chức giỗ lần thứ 104 Đại thi hào Nguyễn Du với sự tham gia của nhiều học giả, nhân sĩ, trí thức nổi tiếng cả nước.
Ngày 10/09/2016 (10/8/ Bính Thân), tỉnh Hà Tĩnh, Hội Kiều học Việt Nam đã phối hợp tổ chức giỗ lần thứ 196 Đại thi hào Nguyễn Du tại Tiên Điền, Nghi Xuân với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng và các hội viên Hội Kiều học Việt Nam trong toàn quốc.
Năm nay, vào chiều 29/9/2017 (10/8/ Đinh Dậu), Văn phòng Đại diện Hội kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh sẽ tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm lần thứ 197 ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du và Lễ phát thẻ Hội viên, Báo cáo chương trình hoạt động năm 2017.
Thành phần tham dự:
Tham dự buổi lễ sẽ có lãnh đạo Hội Kiều học Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, UBND huyện Nghi Xuân; Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du; 62 Hội viên Hội kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh và Phóng viên Báo Hà Tĩnh, Đài PTTH Hà Tĩnh, Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh.
Thời gian, địa điểm:
- Thời gian:  7giờ 15 đến 11 giờ 30 ngày 29/9/2017
- Địa điểm: Khu di tích Đại Thi hào Nguyễn Du, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân

Dâng hương tại mộ giỗ lần thứ 196 Đại thi hào Nguyễn Du

        Chương trình sẽ có các nội dung chính sau:
1. Dâng hương, hoa tại khu mộ: 7giờ 15 đến 7 giờ 45 ngày 29/9/2017
2. Dâng hương tại nhà thờ: 8 giờ 00 đến 8 giờ 45 ngày 29/9/2017
3. Lễ trao tặng mộc bản về danh nhân văn hóa Thế giới Đại Thi hào Nguyễn Du của Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước: từ 9giờ 00 đến 10h giờ 00 ngày 29/9/2017. Địa điểm: Hội trường lớn Ban quản lý di tích Nguyễn Du.
3. Lễ trao thẻ hội viên và sinh hoạt hội quý III/2017: từ 10giờ 00 đến 11h giờ 30 ngày 29/9/2017. Địa điểm: Hội trường lớn Ban quản lý di tích Nguyễn Du.
      4. Mời cơn thân mật các hội viên và đại biểu dự lễ.  11 giờ 30 ngày 29/9/2017
                        Vậy xin thông báo để các hội viên quan tâm, sắp xếp thời gian dự lễ.
(Có xe đưa đón các đại biểu và hội viên đi dự lễ xuất phát từ Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số 18, Đại lộ xô viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, xuất phát vào lúc 6 giờ 15’. Quý vị đăng ký qua điện thoại của bà Nguyễn Thị Nga: 0979560622)

VĂN TẾ ĐẠI THI HÀO DÂN TỘC NGUYỄN DU TẠI LỄ GIỖ LẦN THỨ 196 (10/8 BÍNH THÂN)


 Nhà văn Hoàng Khôi (Vũ Ngọc Khôi), phụng đọc tại buổi lễ. Ảnh: TVS

Phụng soạn: Nhà thơ Hoài Yên quê An Khánh, Hà Đông, Hà Nội.
       Phụng đọc: Nhà văn Hoàng Khôi (Vũ Ngọc Khôi) 

(Tùng! Tùng Tùng!)
Ô hô…!
1. Mây Hồng Lĩnh khi tan khi hợp, thiết tha câu hữu cảm tất thông (Tùng)
Nước Lam giang lúc đục lúc trong, khẩn khoản chữ hữu cầu tất ứng (Tùng!Tùng!Tùng)
Nhớ linh xưa,
        2. Từ Nguyễn Thiến tại miền Canh Hoạch / danh để khoa bảng đầu tiên (Tùng)
   Đến Tố Như ở chốn Tiên Điền / nghiệp nối thi thư đệ nhất (Tùng/Tùng/Tùng).
         3. Cả dòng tộc thấm nhuần ơn mưa móc / dẫu đã biết Lê Triều
                                mạt vận / chữ cô trung luôn dạ tạc lòng ghi (Tùng)
          Tấm tình riêng cảm phục đấng anh hùng / Dù cho rằng Nguyễn Huệ                                                                                                                                    
                    ngụy triều / vẫn tôn kính dẫu nhà tan nước mất (Tùng/Tùng/Tùng)     

                                    NHỚ TIÊN SINH
4. Bản chất hào hoa phong nhã / thông tuệ tính trời (Tùng)
                           Nếp nhà phú hậu danh gia / văn chương nết đất. (Tùng/Tùng/Tùng)
          5.  Ra Thăng Long khi cha mẹ mất / nhờ anh trai nuôi dưỡng /
                       học hành hôm sớm chuyên cần (Tùng)
             6. Vào Quỳnh Phụ lúc cửa nhà tan / cậy bố vợ cưu mang /
                                      lưu lạc tháng ngày tất bật. (Tùng/Tùng/Tùng)
        
                                         THƯƠNG ƠI!
                        7.  Hiền thảo nhân tình
                                Uyên thâm học vấn (Tùng).
                        8. Chí lớn mà chẳng gặp thời 
                           Tài cao nhưng đành lỡ vận! (Tùng/Tùng/Tùng)
          9. Ba mươi tuổi, mái đầu  trắng tuyết / thư kiếm dở dang (Tùng)
         Mười năm trời, kiếp sống lầm than / thân danh lận đận! (Tùng/Tùng/Tùng)
          10. Về Tiên Điền đất tổ / từng sắm vai liệp hộ nhiều phen (Tùng)
             Ở Hà Tĩnh quê cha / đã thử sức điếu đồ lắm bận. (Tùng/Tùng/Tùng)    
         11. Sức nho sinh trói gà không nổi /
                                    thú điền viên, quá sức nhọc nhằn (Tùng)
             Tài kẻ sĩ nổi tiếng mà chi /
                                    Chuyện tiền bạc, vô cùng túng quẫn! (Tùng/Tùng/Tùng)


          12. Khi đi chơi phường vải / đối thoại cùng o Sạ, o Uy (Tùng)
             Lúc dự hát ca trù / giao kết với Trường Lưu, Cổ Đạm (Tùng/Tùng/Tùng)
          13. Đọc sách cổ / gặp Kim Vân Kiều truyện /
                                           cả tình cả ý tương liên (Tùng)
              Múa bút thần / viết Đoạn Trường Tân Thanh / 
                                            chữ mệnh chữ tài tương đố!  (Tùng/Tùng/Tùng)
14. Giấc đoạn trường, giọt máu chảy đầu ngọn bút/ con mắt trông sáu cõi sâu sa (Tùng)
Khúc bạc mệnh, nước mắt thấm trên tờ hoa/ tấm lòng nghĩ tời ngàn đời gắn bó (Tùng/Tùng/Tùng)
          15. Thơ dự vào hàng ngũ tuyệt / văn tài nhả ngọc phun châu (Tùng)          
       Nôm đứng ở bảng đầu tiên / diệu nghệ thêu hoa dệt gấm. (Tùng/Tùng/Tùng)     

                                  TỚI NAY CHÚNG CON
           16.  Thưởng  thơ Nguyễn / người đều khóc Nguyễn /
                                  đời đắng cay tựa ớt tựa gừng (Tùng)
                Xem Truyện Kiều / ai nấy thương Kiều /
                                  kiếp chua chát như sung như mận! (Tùng/Tùng/Tùng)
         
           17. Khác mệnh Kiều nhiều năm trời lận đận / xứ Hồng Lam đang rạng rỡ, hanh thông (Tùng)
            Mới quê hương lắm khuôn mặt trẻ trung / dân Hà Tĩnh đang chung tay phát triển (Tùng/Tùng/Tùng)
           18. Đất địa linh ngút ngàn hồn thiêng sông núi/ mong người phù hộ độ trì để quốc thái – dân an (Tùng)
                Vùng nhân kiệt chan chứa anh linh thi hào / khấn cụ dắt dìu nâng đỡ cho quê giàu, nước mạnh (Tùng/Tùng/Tùng)
             19. Hội Kiều học / luận bình nghiên cứu /                
                                                tác phẩm mãi vang xa (Tùng/Tùng)
               UNESCO / công nhận tôn vinh  /
                                                Phương danh càng sâu đậm! (Tùng/Tùng/Tùng)
    
                                              THỰC LÀ:
                                    Một đời vinh hiển ngàn thâu
                                 Phải đâu một nấm cỏ khâu xanh rì!
              Ô hô…! Phục duy! Thượng hưởng (Tùng!Tùng!Tùng…)

                                                                                             một hồi trống)

THƯ NGỎ

Kính thưa quý vị!      Nguyễn Du (1765-1820) là Đại thi hào của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa Thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông ...