GIỖ ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU NGUYỄN DU (1765 – 1820) LẦN THỨ 201


PHẠM XUÂN NGUYÊN



Hôm nay (10/8 Tân Sửu) là ngày giỗ đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, sau 201 năm mất. Đọc FB của bạn bè ở quê tôi được biết sáng nay lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đến thắp hương tại nhà lưu niệm Nguyễn Du và dâng hương hoa lên mộ Cụ ở Tiên Điền (Nghi Xuân). Đặc biệt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có “gửi dâng lễ tại nhà thờ và hoa tại khu mộ”, một nghĩa cử văn hóa của người đứng đầu nhà nước, ít thấy lâu nay.



Tôi mỗi lần về quê có dịp ghé vào mộ Cụ thắp hương đều có đem theo một chai rượu để rưới lên mộ thi hào vì nhớ câu thơ Cụ viết hồi trai trẻ “Sinh tiền bất tận tôn trung tửu / Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi” (Sống không cạn chén trên đời / Chết rồi xuống mộ ai người rưới cho.) Rất vui là sáng nay lãnh đạo tỉnh nhà cũng vẫn nhớ tưới rượu lên mộ Cụ.
Năm nay đại dịch Covid 19 đang ngăn đường về quê. Thay nén hương thắp trên mộ Cụ, tôi xin đưa lên đây bài thơ tứ tuyệt “Ngẫu hứng” Nguyễn Du viết trên đường đi sứ Trung Quốc (1813) nói nỗi lòng mình ở quê người nhớ quê nhà.
偶興 
信陽城上動悲笳,
秋滿河南百姓家。
萬里鄉心回首處,
白雲南下不勝多。
Ngẫu hứng
Tín Dương thành thượng động bi già,
Thu mãn Hà Nam bách tính gia.
Vạn lý hương tâm hồi thủ xứ,
Bạch vân nam hạ bất thăng đa!
Dịch nghĩa
Trên thành Tín Dương vang lên tiếng kèn buồn thảm
Hơi thu tràn ngập nhà (trăm họ) dân Hà Nam
Lòng nhớ quê nhà xa cách vạn dặm, quay đầu lại
Chỉ thấy phía nam mây trắng nhiều không kể xiết.
(Theo các bản dịch thơ chữ Hán Nguyễn Du)
Hai câu cuối bài này cứ mỗi lần đọc lại gợi tôi nhớ tới hai câu tuyệt hay của Nguyễn Bính trong bài “Hành phương Nam”: “Quê nhà xa lắc xa lơ đó / Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay”. Cứ như “thi sĩ chân quê” cảm tác từ ý thơ của Nguyễn Tiên Điền vậy. Cũng có khi là những ý thơ lớn gặp nhau.
 

BÁC HỒ LẨY KIỀU

 Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là người am hiểu sâu sắc truyện Kiều mà trong nhiều hoàn cảnh, trong các cuộc gặp gỡ, đối ngoại, Người đã luôn khéo léo vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, góp phần đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới. Mời các bạn cùng đón xem câu chuyện “Bác Hồ với việc lẩy Kiều”.








HẸN NGÀY TÁI NGỘ

 Mời các bạn xem số 03, chương trình Truyền hình " Nguyễn Du và Truyện Kiều". Mời bấm vào ảnh dưới để xem


HOA TRONG TRUYỆN KIỀU

 Mời các bạn xem số 02, chương trình Truyền hình " Nguyễn Du và Truyện Kiều". Mời bấm vào ảnh dưới để xem





THƯ NGỎ

Kính thưa quý vị!      Nguyễn Du (1765-1820) là Đại thi hào của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa Thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông ...