“KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN” MỘT BẢN KIỀU ĐỘC ĐÁO, QUÝ HIẾM VÀ SANG TRỌNG



THÁI VĂN SINH


Tháng 9/2022, sách “Kim Vân Kiều Tân truyện” (hay còn gọi là “Kim Vân Kiều Tân truyện hội bản”, bản Nôm của Hoàng gia triều Nguyễn năm 1894) đã ra mắt bạn đọc Việt Nam. Sách do ông Dương Trung Dũng, một người yêu quý Nguyễn Du và Truyện Kiều đã mua bản quyền từ Thư viện Anh quốc (The British Library) và phối hợp với Nhà xuất bản Văn học ấn hành. Có thể nói đây là một trong những cuốn Truyện Kiều được in ấn công phu, đẹp nhất từ trước tới nay với khổ 25x35cm trên giấy Nhật HC100.

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu Truyện Kiều, cho đến nay chúng ta đã sưu tầm được 63 bản Truyện Kiều cổ khác nhau. Trong bộ sưu tập các văn bản Truyện Kiều cổ ấy, bản “Kim Vân Kiều Tân truyện” là một bản Kiều cổ, độc đáo và quý hiếm. Độc đáo bởi sách làm rất kỳ công, bìa trước sau đều vẽ rồng năm móng màu vàng, bìa lót đầu và cuối sách màu đỏ sậm, tranh rồng mây màu vàng in chìm, thể hiện những dấu hiệu của Hoàng triều. Hơn nữa bản Kiều này được chép tay rất đẹp, nét chữ tinh xảo, mỗi trang đều có một tranh minh hoạ đi kèm. Trong các bản Kiều thông thường, người ta chỉ vẽ minh họa một vài cảnh, còn đây vẽ đầy đủ mọi sự kiện chi tiết của truyện, gần như là một cuốn truyện tranh. Người đọc có thể chỉ xem tranh với lời chỉ dẫn cũng nắm được truyện. Quý hiếm bởi đây là sách làm thủ công độc bản không có bản thứ hai và hiện nay chỉ Thư viện nước Anh mới có bản gốc.

Tuy nhiên cuốn sách này giá trị không chỉ ở sự độc đáo và quý hiếm mà còn ở những yếu tố mang tính học thuật và mỹ thuật. Bản Truyện Kiều này có nội dung chú thích, chú giải phong phú, đa dạng, nhiều chú giải rất độc đáo. Cụ thể có 705 chú giải, trong đó, có 513 lời chú giải về xuất xứ, 127 lời chú thích giảng giải về chữ nghĩa câu Kiều, 01 lời khảo dị và 64 lời phê (nguyên phê, cổ phê, phê vân). Về hội hoạ, đây là phần cực kỳ xuất sắc, có thể nói là độc nhất vô nhị trong các bản Kiều mà ta từng thấy. Chưa thể xác định chính xác nhưng nhiều giả thuyết cho rằng tranh được vẽ bằng bút lông đầu siêu nhỏ theo lối vẽ công bút tuyệt kỹ kiểu liên hoàn truyện. Nét các nhân vật ở đây lại có cái nửa quê, nửa quý tộc. Đây là những điểm đặc sắc, bổ ích, thú vị cho giới nghiên cứu Truyện Kiều.

Người Việt ta yêu quý và lưu giữ Truyện Kiều đã có truyền thống từ bao đời nay, nhưng làm một cuốn Kiều đẹp để chơi thì quả là hiếm có và cũng chỉ Hoàng gia mới làm được điều đó. Giáo sư Trần Đình Sử, một trong những người uyên thâm nhất về Truyện Kiều ở nước ta hiện nay đã đánh giá rất cao về bản Kiều này: “Đây là bản Kiều tuy không có tên người biên soạn, người vẽ tranh nhưng người biên soạn công phu, mỹ thuật, đáp ứng nhu cầu chơi sách của người trong hoàng tộc. Cầm một cuốn sách như thế trên tay ta có thể cảm thấy được say mê, trân trọng của cổ nhân đối với một tác phẩm kinh điển của dân tộc.” Và xin cũng nói thêm là thật đáng trân quý tấm lòng của Dương Trung Dũng, một người đương đại trong việc bảo tồn, quảng bá một giá trị di sản của dân tộc đã lưu lạc gần một thế kỷ ở nước ngoài. Được biết Dương Trung Dũng vốn là một bác sỹ, một luật sư nhưng lại say mê văn chương. Để xuất bản cuốn sách này Dũng đã bỏ ra gần 100 triệu để mua bản quyền và bỏ ra gần 5 năm để làm cuốn sách này. Theo anh, bản Kiều này đã có trên mạng và cũng được ông Nguyễn Khắc Bảo in và chú giải nhưng chất lượng các bản này không cao. Các bản Kiều cổ khác thì cơ bản được in bằng bản khắc gỗ, chữ không được nét, nhiều chữ khó đọc. Vì vậy bản Kiều này sẽ là bản chuẩn giống gần 100% bản gốc chép tay tinh xảo rõ ràng lưu ở Thu viện nước Anh và lại được in ấn đẹp, sang trọng, giúp cho các nhà nghiên cứu đọc chính xác phần chữ Nôm và chữ Hán. Đây chính là sự khác biệt cơ bản, làm nên giá trị của bản “Kin Vân Kiều tân truyện” được in lần này này so với 62 bản Kiều cổ mà chúng ta từng được biết./.

T.V.S



 



SỰ KIỆN CHÀO MỪNG NGÀY TIẾNG VIỆT ĐÃ THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

Để góp một tiếng nói chào mừng Ngày Tôn vinh tiếng Việt 8/9, Văn phòng Đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh phối hợp với Quỹ Nguyễn Du và Công ty cổ phần thương mại dịch vụ du lịch Vạn Chài tổ chức Chương trình Toạ đàm về việc lưu giữ những làn điệu ru, ví, hát lẩy Kiều ( Chiều 16/8) và Chương trình diễn hát thơ Kiều, ngâm Kiều, lẩy Kiều, trò Kiều (Tối 16/8). Sự kiện thành công ngoài mong đợi, thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân từ TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Nghệ An và những người yêu quý Nguyễn Du và Truyện Kiều trên địa bàn Hà Tĩnh tham gia.

Và như vậy, có thể nói, Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh là đơn vị đầu tiên trong toàn quốc tổ chức sự kiện để hưởng ứng ngày Ngày Tôn vinh tiếng Việt.
Cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người để có được sự thành côngh này.


Mời vào các bạn nhấp vào 4 đường Link sau để xem các nội dung của sự kiện.

CHỦ TỊCH NƯỚC TRÍCH TRUYỆN KIỀU ĐỂ NÓI VỀ THỜI CƠ, TRIỂN VỌNG LỚN CHƯA BAO GIỜ CÓ CỦA HÀ TĨNH

 

Tiếp tục chuyến công tác tại Hà Tĩnh, sáng 13/12/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tình hình, kết quả sau một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Lê Văn Thành - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Khánh Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
Về phía Hà Tĩnh có các đồng chí: Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.Trích 2 câu trong tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du: “Cửa trời rộng mở đường mây/ Hoa chào ngõ hạnh hương bay dặm phần” , Chủ tịch nước nhấn mạnh, Hà Tĩnh đang đứng trước thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà cần tiếp tục quán triệt và thực hiện sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”.

 





PHIM 'KIỀU' THẮNG LỚN TẠI LHP THẾ GIỚI CHÂU Á

 Nhiều khán giả không khỏi bất ngờ trước chiến thắng mà phim "Kiều" đạt được tại LHP Thế giới châu Á lần thứ 7.


Mới đây, NSX Mai Thu Huyền bất ngờ chia sẻ thông tin bộ phim Kiều do cô "cầm trịch" đã thắng lớn tại sự kiện Once Upon Vietnam, thuộc khuôn khổ Liên hoan phim Thế giới châu Á lần thứ 7. Theo đó, bộ phim đã vượt qua hàng loạt đối thủ nặng ký để đoạt giải "Bộ phim của năm".

Phim 'Kiều' bị chê tơi tả tại quê nhà nhưng lại vượt mặt 'Bố già' thắng lớn tại LHP Thế giới Châu Á

Trên trang cá nhân của mình, đạo diễn kiêm nhà sản xuất Mai Thu Huyền thông giấu nổi cảm xúc: "Bất ngờ ... Hạnh phúc ... Tự hào ... là cảm xúc của Mai Thu Huyền khi lên sân khấu nhận giải "Bộ phim của năm" dành cho Phim Kiều trong sự kiện "Once upon Vietnam", thuộc khuôn khổ Liên hoan phim Thế giới Châu Á lần thứ 7, trước sự chứng kiến của rất nhiều khách mời đặc biệt đến từ khắp nơi trên toàn cầu".

Mai Thu Huyền vinh dự thay mặt ekip lên nhận giải.

Kèm theo đó, nữ nghệ sĩ gửi lời cảm ơn đến ban tổ chức sự kiện cùng nữ diễn viên Kiều Chinh đã trao phần thưởng này cho Kiều:"Đây là nguồn động viên, khích lệ rất lớn cho #MTH và êkip đoàn phim để có thêm động lực tiếp tục cống hiến và thực hiện sứ mệnh giới thiệu đất nước, văn hoá, con người Việt Nam ra thế giới thông qua những tác phẩm điện ảnh".

Xem thêm: Nữ chính 'One The Woman' Honey Lee xác nhận hẹn hò, bạn trai không trong ngành giải trí

Thành công của phim Kiều tại một sự kiện trao giải tại nước ngoài khiến công chúng không khỏi bất ngờ. Tại Việt Nam, tác phẩm từng có màn ra mắt thất bại khi không chiếm được thiện cảm của khán giả, thậm chí bị coi là một trong những thảm họa của điện ảnh Việt.

Bộ phim từng bị đánh giá tệ khi ra mắt ở Việt Nam.

Không những vậy, phim Kiều còn nỗ nặng với 2,7 tỷ đồng doanh thu sau 18 ngày đầu ra mắt và buộc phải hạ xuất chiếu, rút sớm khỏi các rạp phim trong nước. Thế nhưng, Kiều lại vượt qua hàng loạt các tác phẩm đình đám trong năm qua như Bố già, Tiệc trăng máu, Thiên thần hộ mệnh, Lật mặt: 48H,... để đại diện Việt Nam tham gia và đoạt giải tại lễ trao giải này.

Nhưng lại vượt qua loạt tên tuổi đình đám để chiến thắng giải thưởng.

Bên cạnh Kiều, hai cái tên nữa được vinh danh tại sự kiện là đạo diễn tai tiếng Huỳnh Tuấn Anh với giải Đạo diễn xuất sắc nhất và nam diễn viên Andy Lê với giải Diễn viên có tầm ảnh hưởng nhất năm. Huỳnh Tuấn Anh là đạo diễn của Phượng khấu, trong khi Andy Lê được biết đến với vai phản diện trong bộ phim Shang-Chi của Disney.

Andy Lê (giữa) đoạt giải Diễn viên có tầm ảnh hưởng nhất năm.
Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh (bên phải) đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất năm.

THƯ NGỎ

Kính thưa quý vị!      Nguyễn Du (1765-1820) là Đại thi hào của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa Thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông ...