Mục đích và phạm vi của sự kiện
Năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào Việt Nam Nguyễn Du (1765-1820). Đại hội đồng UNESCO, trong phiên họp thứ 37, đã quyết định rằng UNESCO, trong năm 2014-2015 sẽ liên kết tổ chức lễ cho 108 ngày kỷ niệm đã được liệt kê trong đó có kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam (Nghị quyết 37 C/15).
Nguyễn Du đã viết nhiều tác phẩm, tất cả các tác phẩm của ông đều rất có giá trị, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết bằng thơ nổi tiếng có tên Truyện Kiều hoặc Kim Vân Kiều được viết vào đầu thế kỷ XIX và được coi là một tượng đài văn học quan trọng nhất của Việt Nam. Từ khi xuất bản cho đến nay, kiệt tác đầy chất thơ này đã trở thành chủ đề của nhiều nghiên cứu liên ngành. Nó vẫn là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà nghiên cứu Pháp, Mỹ và các nước khác. Từ bản dịch đầu tiên bằng tiếng Pháp năm 1884, nhiều thế hệ học giả và nhà thơ đã tìm cách nghiên cứu và vượt qua các trở ngại về ngôn ngữ để truyền tải bài thơ mang đậm tinh thần và giá trị văn hóa phương Đông sang một ngôn ngữ khác. Nó đã được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ, với gần 80 phiên bản dịch.
Không chỉ là một nhà thơ lớn, Nguyễn Du còn là một nhân cách nổi bật đầy tự hào của đất nước và có niềm đam mê mãnh liệt với tiếng mẹ đẻ.
Sự kiện văn hóa và khoa học này là cơ hội để quảng bá những giá trị văn hóa sâu sắc của đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều, và nhìn rộng ra là văn hóa Việt Nam ra trường quốc tế.
Để kỷ niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại UNESCO và Ủy ban Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh, quê hương của Nguyễn Du sẽ tổ chức một chuỗi các hoạt động:
Triển lãm sách và tranh minh họa Hội thảo về Nguyễn Du và tiếp nhận các tác phẩm của ông trên thế giới. Lễ tưởng niệm chính thức 200 ngày mất của Nguyễn Du
Địa điểm
Lễ chính thức và triển lãm : tại trụ sở của UNESCO Hội thảo và triển lãm : tại một Trường Đại học ở Paris và tại thư viện Dinan
Thời gian
Lễ chính thức và triển lãm tại trụ sở của UNESCO : Thứ Tư ngày 25/3/2019 Hội thảo và triển lãm tại Paris : Thứ năm ngày 26/3/2019 Triển lãm tại Cote d’Armor (vùng Bretange) : Thứ Sáu, ngày 27 và thứ Bảy ngày 28/3/2019.
Chương trình dự kiến cho buổi lễ chính thức
17h30: Triển lãm tại hành lang của phòng Tiệc tại tầng 7 và phía trước thang máy. Về sách : Bộ sưu tập 50 phiên bản dịch của Truyện Kiều bằng 20 ngôn ngữ (bộ sưu tập đầy đủ nhất, được trưng bày lần đầu tiên) ; các phiên bản khác của Truyện Kiều, và 250 cuốn sách nghiên cứu về Nguyễn Du và các tác phẩm của ông. Về tranh ảnh minh họa
Bản sao của 60 tranh ảnh minh họa về Truyện Kiều trên giấy do truyền thống của Hòa Bình.
Các tranh ảnh minh họa phổ biến về Hàng Trống và Đông Hồ Các tranh ảnh minh họa của các nghệ sĩ Đông Dương Các tranh ảnh minh họa của các nghệ sĩ Việt Nam đương đại Các tranh ảnh minh họa của các nghệ sĩ nước ngoài (tranh ảnh minh họa các bản dịch) Tranh ảnh minh họa các cảnh trong Truyện Kiều trên đá và sứ 18h30-19h30 : Lễ chính thức (phòng Tiệc tại tầng 7)
18h30-18h50 : Hát, âm nhạc về Truyện Kiều (phần 1)
18h50-19h10 :
Diễn văn của Đại sứ, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại UNESCO Diễn văn của lãnh đạo Tỉnh Hà Tĩnh. Diễn văn của vị Đại diện tổ chức UNESCO
19h10-19h30 : Hát, âm nhạc về Truyện Kiều (phần 2)
19h30-21h: Chiêu đãi (phòng Tiệc tại tầng 7)
Những người tham dự
Khách mời danh dự ; Các đại diện của chính quyền Việt Nam ; Các Đại sứ và các đại diện của các phái đoàn từ các quốc gia tại tổ chức UNESCO ; Các Đại diện của Hiệp hội Pháp-Việt ; Các nghệ sĩ của Việt Nam, các dịch giả và nhà nghiên cứu của Pháp, VIệt Nam, Đức, Nga, Ba Lan, Hungary, Thụy Điển...
Các đối tác
Viện nghiên cứu châu Á CNRS/ Trường Đại học Aix-Marseille (IRSEA) Viện Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông (INALCO) Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp Hiệp hội văn hóa và khoa học Pháp-Việt (AFVCS) Thư viện Dinan
Thái Sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét