Học giả An Chi |
AN CHI
Nhận xét về
việc nghiên cứu Truyện Kiều qua bản Duy Minh Thị 1872, học giả Hoàng Xuân Hãn
phát biểu:
“Cụ Nguyễn Du tuy ở Bắc nhiều - mẹ người Bắc - nhưng cái gốc Nghệ cũng không khỏi được. Cho nên tiếng Nghệ instinctivement tự nhiên Cụ viết ra, nhiều khi Cụ viết ra những tiếng dùng ở Nghệ chứ ở ngoài Bắc người ta ít dùng lắm. Tuy phần lớn văn Kiều là tiếng Bắc đấy, nhưng có những tiếng như thế, tôi là người Nghệ An tôi thấy rõ chuyện ấy hơn người khác nhiều”
(“Học giả Hoàng Xuân Hãn nói về Truyện Kiều”, Tạp chí Văn học, số 3, 1997, tr.4)
“Cụ Nguyễn Du tuy ở Bắc nhiều - mẹ người Bắc - nhưng cái gốc Nghệ cũng không khỏi được. Cho nên tiếng Nghệ instinctivement tự nhiên Cụ viết ra, nhiều khi Cụ viết ra những tiếng dùng ở Nghệ chứ ở ngoài Bắc người ta ít dùng lắm. Tuy phần lớn văn Kiều là tiếng Bắc đấy, nhưng có những tiếng như thế, tôi là người Nghệ An tôi thấy rõ chuyện ấy hơn người khác nhiều”
(“Học giả Hoàng Xuân Hãn nói về Truyện Kiều”, Tạp chí Văn học, số 3, 1997, tr.4)
Ban biên tập có chú thích cẩn thận rằng
instinctivement là “tự nhiên, thuộc về bản năng”. Dĩ nhiên là lời chú thích này
thì hoàn toàn đúng; chỉ có cái thuyết “instinctivement” thì mới phải bàn mà
thôi.
Với tính cách là một phương tiện giao tiếp của xã hội, ngôn ngữ không phải là một hiện tượng sinh học; nó đến với từng cá nhân không phải bằng con đường di truyền. Ta sẽ không bao giờ có thể nói đến chuyện gene trong sự thụ đắc ngôn ngữ với tính cách là tiếng nói riêng của từng cộng đồng người cả. Đây là một sự thật hiển nhiên mà thật ra nhiều nhà ngữ học có uy tín trên thế giới đã khẳng định từ lâu, từ J.Vendryes (1), cho đến L.Bloomfield (2), E.Sapir (3) và nhiều người khác.
Nếu cái thuyết “instinctivement” của Hoàng Xuân Hãn mà đúng thì người Mỹ (Hoa Kỳ) da đen phải biết ngôn ngữ của các bộ lạc gốc ở châu Phi (tương ứng với từng cá nhân tùy theo họ vốn xuất thân từ bộ lạc nào). Thế nhưng họ chỉ biết có tiếng American English mà thôi (dĩ nhiên không kể đến việc học ngoại ngữ). Và con của cán bộ miền Nam cả vợ lẫn chồng tập kết ra Bắc hồi 1954 mà sinh trưởng ở miền Bắc đã không nói tiếng Bắc y chang như người Bắc. Đến nỗi khi trở về Nam sau 1975 mà muốn bắt chước giọng Nam thì cũng chỉ nói được lơ lớ.
Chào đời tại Thăng Long, mẹ là người Kinh Bắc, cha nuôi là người Thái Nguyên, vợ là người Thái Bình, Nguyễn Du hết sống ở Thăng Long lại kế nghiệp cha nuôi làm một chức quan võ ở Thái Nguyên rồi về ở nhờ nhà anh vợ ở Thái Bình. Từ lúc chào đời cho đến tuổi trưởng thành, Nguyễn đã sống ở đất Bắc. Khoảng thời gian đó đủ - thừa nữa là đằng khác! - để cho tiếng nói của ông định hình là ngôn ngữ của xứ Bắc.
Người ta có thể viện đến những từ ngữ xứ Nghệ trong hai bài “Thác lời trai phường nón” và “Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu” để củng cố cho quan điểm về sự hiện diện có tiếng Nghệ trong Truyện Kiều. Rất tiếc rằng cái lý này lại quá hời hợt. Tác giả của hai bài này có đích thị là Nguyễn Du hay không thì cũng chưa lấy gì làm chắc chắn. Nhưng cứ cho rằng hai bài đó là của Nguyễn Du một trăm phần trăm thì sự hiện diện của tiếng Nghệ ở đây chẳng qua cũng chỉ là kết quả của một giải pháp mang tính chất tình thế: đi hát ví ở xứ Nghệ mà không dùng tiếng Nghệ thì thà trở về quê mẹ để đi hát quan họ còn hơn!
Vậy ta không thể căn cứ vào hai bài đã nói để “xâu chuỗi, bắt rễ” mà tìm ra cả tiếng Nghệ trong Truyện Kiều. Trương Chính đã đúng khi nhận định rằng tiếng Nghệ trong hai bài đã nói là một chuyện khác chứ trong Truyện Kiều thì:
“(…) nhiều lắm cũng chỉ tìm được dăm ba tiếng xứ Nghệ. Ngay những người xứ Nghệ khi viết văn cũng ít ai dùng tiếng xứ Nghệ, trái lại cố tránh đi, thỉnh thoảng tìm thấy vài ba tiếng xứ Nghệ là vì vô ý, chứ còn thì viết tiếng “Kinh” cho lời văn được nhã”.
(Hương hoa đất nước, Nxb Văn học Hà Nội, 1979, tr.203-204)
Rõ ràng cái thuyết “instinctivement” của Cụ Hoàng Xuân Hãn là một thuyết khó đứng vững. Lạ một điều là nó lại được một trong những nhà ngữ học hàng đầu của Việt Nam ủng hộ.
Trong Tư liệu Truyện Kiều-Bản Duy Minh Thị 1872 (Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002), ngay sau khi dẫn lại lời của Hoàng Xuân Hãn nói về cái thuyết đó thì GS Nguyễn Tài Cẩn viết tiếp:
“Tuy đến đời Tự Đức, Truyện Kiều đã phổ biến rộng ra nhiều vùng, nhiều thế hệ đã tham gia nhuận sắc, riêng bản Duy Minh Thị lại còn được biên tập ở tận miền Nam, nhưng quả có một số từ ngữ vùng Nghệ Tĩnh vẫn còn lưu giữ lại được ở trong tác phẩm, ví dụ ở bản Duy Minh Thị: cáo, đích, trẹ, nen, mùi, nghỉ, đây, …”
(Sđd, “Phụ lục”, tr.546)
Chẳng những tìm thấy “một số từ ngữ vùng Nghệ Tĩnh”, Nguyễn Tài Cẩn còn tìm thấy cả “những trường hợp dùng từ phổ thông nhưng ghi Nôm theo cách phát âm Nghệ Tĩnh” và đặc biệt là “việc chọn lựa những lối ghi cổ, tuy có thể dùng ở nhiều vùng, nhưng dùng phù hợp nhất vẫn là ở vùng phương ngữ quê hương của tác giả” (Xin x. sđd, tr.547-8).
Trên đây là những gì mà GS Nguyễn Tài Cẩn đã tìm thấy với dụng ý “góp phần ủng hộ thêm các kết luận cơ bản của Giáo sư (Hoàng Xuân Hãn - AC) về bản Kiều Duy Minh Thị mà Giáo sư đã suốt đời hết lòng quý trọng” (Sđd, tr.554).
Dĩ nhiên là ta không nên - vì cũng không thể - phủ nhận những trường hợp cụ thể mà GS Nguyễn Tài Cẩn đã trưng ra vì đó đều là những “thực chứng” hiển nhiên. Nhưng cũng hiển nhiên không kém là ta tuyệt đối không có bất cứ một căn cứ vững chắc nên khả tín nào để khẳng định rằng đó là những từ, ngữ viết ra từ ngòi bút của Nguyễn Du chứ không phải là hậu quả của một hoặc nhiều lần nhuận sắc hay sao chép theo đặc điểm ngữ âm và truyền thống văn tự của địa phương. Chính GS Nguyễn Tài Cẩn cũng đã phải thừa nhận:
“Truyện Kiều viết ra được bà con, bạn bè ở quê và ở Huế hâm mộ, sao chép nhân bản truyền tay nhau đọc. Do những lẽ đó có nhiều nét riêng của tiếng Nghệ Tĩnh và tiếng Huế đã lọt vào trong văn bản”.
(Sđd, tr.48-9)
Đã “lọt vào” thì chỉ là “nhập cư bất hợp pháp” nên dĩ nhiên không phải là “con đẻ” của Nguyễn Du. Huống chi trong những trường hợp mà GS Nguyễn Tài Cẩn quy về tiếng Nghệ thì có những từ thực chất cũng được dùng trong tiếng Bắc và tiếng Nam, đặc biệt là từ nghỉ.
Trong Thiên Nam ngữ lục, nó đã được dùng đến 25 lần, theo bản phiên âm và chú giải của Nguyễn Thị Lâm (Nxb Văn học & Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001) và ta cũng chẳng có cơ sở nào để khẳng định rằng ở thời của Nguyễn Du thì nó đã tuyệt đối không còn được dùng ở xứ Bắc. Ngay trong Nam thì cho đến đầu thế kỷ XX nó cũng còn được dùng (song song với y, va) như có thể thấy trong lời ăn tiếng nói của ông già bà cả và như cũng đã được ghi nhận trong Đại nam quốc âm tự vị (cuối thế kỷ XIX) của Huỳnh Tịnh Paulus Của.
Vậy nghỉ chỉ trở thành một hiện tượng phương ngữ (của Nghệ Tĩnh) ở thời hiện đại mà thôi chứ ở thời của Nguyễn Du thì chưa. Đến như cái từ mùi (=màu) mà GS Nguyễn Tài Cẩn cũng cố quy vào tiếng Nghệ Tĩnh thì quả là hoàn toàn võ đoán. Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh của A.de Rhodes (1651) lấy tiếng Đàng Ngoài làm nền tảng đã ghi nhận nó từ giữa thế kỷ XVII và nó vẫn còn được người Hà Nội dùng cho đến tận những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Rượu mùi trong tiếng Bắc chẳng phải là gì khác hơn là “rượu có màu”. Mà cũng chẳng riêng gì dân Bắc với dân Nghệ, dân Gia Định cũng dùng từ mùi với nghĩa là màu. Chẳng thế mà từ điển của Huỳnh Tịnh Paulus Của lại ghi: “Mùi (...) màu sắc (...) Mùi sắc: màu sắc. Lụa mùi: lụa màu, lụa nhuộm (…) Phai mùi: phai màu”.
Thế là khi tìm cứ liệu ở bản Duy Minh Thị 1872 để ủng hộ cho thuyết “instinctivement” của Hoàng Xuân Hãn, GS Nguyễn Tài Cẩn cũng đã lấy một số từ toàn dân mà gán cho tiếng Nghệ để tăng cường “mùi sắc” Nghệ cho ngôn ngữ Truyện Kiều.
Ngoài ra, cái mà GS Nguyễn Tài Cẩn cho là vết tích của tiếng Huế qua việc “lẫn âm cuối -n/-t vào âm cuối -ng/-k” thì lại hoàn toàn có thể là biểu hiện sinh động của cách phát âm và ghi âm ở trong Nam nếu ta không quên rằng Duy Minh Thị 1872 chính là một bản Kiều do “Nam Việt Gia Định thành cư sĩ Duy Minh Thị trùng san”.
Tóm lại, ta có thể khẳng định rằng GS Nguyễn Tài Cẩn đã không thành công trong việc ủng hộ thuyết “instinctivement” của GS Hoàng Xuân Hãn. Thuyết này có hại cho việc nghiên cứu Truyện Kiều, trước nhất là ở chỗ nó làm cho ngôn từ nhuần nhã mà Nguyễn Du đã ra công trau chuốt trở nên thô lậu.
Để chứng minh cho lời khẳng định này, có lẽ không có gì thích hợp cho bằng việc phân tích cái thí dụ mà chính Hoàng Xuân Hãn lấy làm tâm đắc nhất nên mới đem ra để minh họa cho thuyết “instinctivement”. Đó là trường hợp của chữ ### - mà âm Hán Việt là đội - trong hai câu 28 và 628 mà Hoàng Xuân Hãn cho là bị “đọc sai từ lúc đầu, bây giờ vẫn đọc sai như thế, bởi vì không hiểu mà người sau cũng không biết chữ Nôm hay là cũng không dám đọc chữ Nôm” (Bđd, tr.13). Xưa nay các nhà phiên âm đều đọc nó thành “đòi” ở câu 28 và thành “nhụi” ở câu 628. Còn Hoàng Xuân Hãn thì khác. Ông nói:
“Tôi là người Nghệ, tôi biết tại sao Cụ (Nguyễn Du-AC) viết chữ đội ấy. Đội ấy là để ghi từ trụi, không phải nhụi đâu. Trụi như trụi lông: không có một tí lông nào hết cả. Mà tại sao đội lại đọc trụi? Bởi vì chữ đội ấy có hai âm, một âm đọc nó biến ra chữ trụy (...). Từ chữ trụy ấy, ra chữ trụi, có khi là trọi (...)”.
(Bđd, tr.13)
Vì lý luận như trên nên Hoàng Xuân Hãn đọc câu 28 thành:
Sắc đành trọi một, tài đành họa hai
Và câu 628 thành:
Mày râu nhẵn trụi, áo quần bảnh bao
Câu thơ trở nên ngô nghê, quê kệch. Thế nhưng Vũ Đức Phúc thì lại ra sức ca ngợi. Tác giả này viết:
“Ông Hãn phiên âm “Mày râu nhẵn trụi, áo quần bảnh bao” là đã vận dụng cả kiến thức về chữ Nôm và tiếng Nghệ Tĩnh (…) Nguyên là các cụ ta ngày xưa rất có thành kiến với người lớn không râu, cho là tướng bất nhân; “nam tu, nữ nhũ”. Bởi vậy viết “mày râu nhẵn trụi” tỏ ý khinh bỉ thực hay. Còn “nhẵn nhụi” chính là để chỉ cái gì bóng mượt trơn tru, tuyệt đối không có ý gì chê trách, khinh bỉ. Bởi vậy Hoàng Xuân Hãn phiên âm “nhẵn trụi”, là rất có lý”.
(“Phương pháp văn bản học chân chính và lối làm việc không có phương pháp”, Tạp chí Văn học, số 4, 1999, tr.19)
Ta thử xét xem, Hoàng Xuân Hãn có lý hay không. Chúng tôi sẵn sàng thừa nhận rằng trên lý thuyết thì chữ đội hoàn toàn có thể đọc thành trụi và trọi nhưng trong câu 28 và câu 628 thì không. Trong câu 628, đó phải là nhụi vì hai lý do.
Lý do thứ nhất: đ- hài thanh cho nh - là chuyện hoàn toàn bình thường như chúng tôi đã chứng minh ở mục “Chuyện Đông chuyện Tây” của Kiến thức ngày nay, số 314 (1/5/1999): -nhãng trong sao nhãng ghi bằng đãng; -nhạo trong chế nhạo ghi bằng đạo; -nhẳng trong dai nhẳng ghi bằng đẳng; - nhoi trong nhỏ nhoi ghi bằng đôi; -nhói trong đau nhói ghi bằng đối... (Xin x. trong Đại từ điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính). Thành kính đến như Nguyễn Tài Cẩn trước các ý kiến của Hoàng Xuân Hãn mà cũng chỉ chịu phiên đội thành trọi ở câu 28 chứ ở câu 628 thì ông vẫn phiên thành nhụi.
Vậy chữ đội mà đọc Nôm thành nhụi là một chuyện mà bất cứ ai quen đọc chữ Nôm cũng đều có thể xem là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Lý do thứ hai thì tế nhị hơn nhiều. Nó chẳng liên quan gì mấy đến “Kiến thức về chữ Nôm và tiếng Nghệ Tĩnh” mà lại phụ thuộc vào khả năng thưởng thức văn chương, chữ nghĩa. Vũ Đức Phúc tán tụng rằng viết “mày râu nhẵn trụi” (!) là tỏ ý khinh bỉ, thực hay vì “các cụ ta ngày xưa rất có thành kiến với người lớn không râu, cho là tướng bất nhân”.
Thực ra, khi các cụ ta ngày xưa chê đàn ông - chứ không phải “người lớn”, vì người lớn thì gồm có cả đàn bà! – không râu là họ muốn nói đến chuyện không râu bẩm sinh kia! Chứ Mã Giám Sinh thì có đủ cả râu lẫn lông mày vì nếu không có thì làm sao mà “nhẵn trụi” cho được? Khi ta nói, chẳng hạn, “thằng ấy đã thua nhẵn túi” thì có nghĩa là trước đó trong túi của hắn ta đã có tiền. Nói “thằng bé đã vét nhẵn rồi” thì có nghĩa là trước đó trong nồi đã có cơm, có cháo... Nói “cây đã trụi lá” thì có nghĩa là trước đó, cây từng có lá. Nói “con gà đã trụi lông” thì có nghĩa là trước đó, con gà này từng có lông…
Vậy nếu Mã Giám Sinh vốn không có râu thì lấy đâu mà “nhẵn trụi”? Thế thì họ Mã đâu có thuộc hạng đàn ông mà các cụ ta ngày xưa không ưa! Hoàng Xuân Hãn đã sai ngay từ đầu khi nói rằng trụi lông là “không có một tí lông nào hết cả”. Đáng lẽ phải hiểu từ ngữ cho đúng nghĩa mà chỉnh “có” thành “còn” (trụi lông là “không còn một tí lông nào hết cả”) thì Vũ Đức Phúc lại nói theo Hoàng Xuân Hãn nên tất nhiên là cũng sai theo luôn.
Vậy nếu ta phiên cái chữ đang xét thành “trụi” để đọc vế đầu của câu 628 thành “mày râu nhẵn trụi” rồi hiểu cho đúng nghĩa của từ ngữ là Mã Giám Sinh “không còn một tí râu và lông mày nào hết cả”. Ai có đọc kỹ Truyện Kiều cũng biết rằng Mã Giám Sinh là một tay bợm già giả danh đi cưới vợ lẻ để mua gái nhà lành đem về nơi buôn phấn bán hương. Để cho ra cái vẻ đàn ông đi hỏi vợ, hắn ta đã o bế ngoại hình của mình rất kỹ lưỡng, từ việc tỉa tót những nét đặc trưng của nam tính trên khuôn mặt là mày râu cho đến việc phô trương quần áo:
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
Nguyễn Du đã có công trau chuốt cho ta câu 628 với hai vế tiểu đối hài hòa và xứng đôi như thế để cực tả cái sự diện toàn diện của Mã Giám Sinh thì ta nỡ lòng nào biến hắn thành một gã đàn ông “mày râu nhẵn trụi”. Làm sao mà một tay bợm già như họ Mã lại có thể đi cạo trụi hết cả râu lẫn lông mày để tước đi những cái nét nam tính trời cho. “Mày râu nhẵn trụi” thì chỉ có nước ứng tuyển vào hậu cung làm thái giám chứ đi “mua ngọc đến Lam Kiều” sao được!
Rõ ràng cái âm “trụi” mà Hoàng Xuân Hãn đã phát hiện là một âm hoàn toàn không thích hợp với câu 628. Còn âm “trọi” ở câu 28 thì sao? Thì cũng chẳng may mắn gì hơn vì như đã nói, vấn đề đâu chỉ liên quan đến “Kiến thức về chữ Nôm và tiếng Nghệ Tĩnh”! Huống chi, cái chữ trọi cũng đâu có phải là “độc quyền” của tiếng Nghệ Tĩnh vì cho đến ngày hôm nay nó vẫn còn được dùng một cách bình thường ở trong Nam (4).
Hoàng Xuân Hãn nói rằng “ngày xưa mình học độc là trọi”. Nhưng đây chẳng qua chỉ là cách đối dịch một chữ Hán bằng một chữ Nôm giống như trong Tam thiên tự (5) nên có phải lúc nào cũng thật sát nghĩa đâu. Huống chi chỉ có một chữ độc thì đã nói lên được cái gì về công dụng thực tế của chữ trọi?
Trọi là rụng hết lông, chỉ còn mình không hoặc rụng hết lá chỉ còn trơ thân trơ cành. Cái nét nghĩa “chỉ còn mình không” hoặc “chỉ còn trơ thân trơ cành” chính là cơ sở để cho người ta dùng chữ trọi mà giảng chữ độc chứ dù có là tiếng Nghệ Tĩnh thì trọi cũng chẳng phải là “một”, là “độc nhất”, như Hoàng Xuân Hãn đã nói. Vậy giảng độc thành “trọi” là một cách dịch thực sự không sát nghĩa. Nhưng điều quan trọng nhất cần nói là chính cái chữ “trọi”, cũng hoàn toàn không thích hợp với câu Kiều thư 28 vì xưa nay bao giờ nó cũng chỉ được dùng trong những cấu trúc diễn đạt những trạng thái có ý nghĩa tiêu cực như: -trọi lông, trọi lá; - hết trọi, ráo trọi; - trơ trọi...
Không có bất cứ cấu trúc nào gây được cho ta cái ấn tượng về sự dễ chịu, sự vừa mắt hoặc sự vừa ý. Người có kinh nghiệm sử dụng từ ngữ sẽ không bao giờ đưa từ “trọi” vào trong một lời khen để tạo ra một sự phản cảm cả. “Sắc đành trọi một” không phải là một lời khen thành thật; đó chỉ có thể là một sự chê khéo mà thôi.
Thế là Hoàng Xuân Hãn đã không thành công khi ông đưa ra một thí dụ điển hình để minh họa cho thuyết “instinctivement”, một cái thuyết mà thực ra, chẳng cần phải là chuyên gia, mọi người bình thường cũng đều có thể quan sát để thấy là không đúng với thực tế. Vì vậy, cho nên người làm văn bản học về Truyện Kiều không thể nhẹ dạ cả tin ở Hoàng Xuân Hãn để làm hỏng cả ngôn ngữ của nó. Ta cứ thử tưởng tượng xem câu 1126 xưa nay vẫn đọc là:
“Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào”
mà bây giờ lại đọc thành:
“Sở Khanh đã trẹ dây cương lối nào”
thì có phải là nghe quê mùa, thô kệch đi không?
Dĩ nhiên là nếu ta phát hiện được bản thảo của Nguyễn Du trong đó ông đã dùng những lời lẽ thô kệch, quê mùa như thế thậm chí còn quê mùa và thô kệch hơn, thì ta vẫn không được quyền sửa chữa để làm “nhất tự sự” hoặc “sổ tự sự”! Đằng này ta đã thấy rằng cái cốt cách của Nguyễn Du lại là cốt cách của một nhân vật đất Thăng Long (6) thì cái phong cách ngôn ngữ của ông phải là của “người Tràng An” chứ sao lại có thể là của dân xứ Nghệ? Chính vì vậy nên văn bản học về Truyện Kiều phải luôn luôn “cảnh giác” trước mọi hiện tượng tiếng Nghệ nếu ta không muốn làm mất đi cái chất “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” của ngôn ngữ mà Nguyễn Du đã có công trau chuốt.
Trung tuần tháng 2/2004
________________________________________
(1) Xin x.J.Vendryes, Le 1angage-Introduction linguistique à l’histoire, Paris, 1921, tr.276.
(2) Xin x.L.Bloomfield, Language, reprint, Delhi, 1964, tr.43.
(3) Xin x.E.Sapir, Le langage, traduit par S.M.Guillemin, Paris, 1953, tr.12.
(4) Xin x.Nguyễn Văn Ái (chủ biên), Từ điển phương ngữ Nam bộ. Nxb TP.HCM, 1994, các mục “trọi”, “trọi lỏi”, “trọi trơn”.
(5) Chẳng hạn: thiên, trời - địa, đất - cử, cất - tồn, còn v.v...
(6) Xin x.Nguyễn Quảng Tuân, “Nguyễn Du - Nhân vật đất Thăng Long”, Người Hà Nội, Xuân Giáp Thân (số 1,2,3,4,5 năm 2004).
Với tính cách là một phương tiện giao tiếp của xã hội, ngôn ngữ không phải là một hiện tượng sinh học; nó đến với từng cá nhân không phải bằng con đường di truyền. Ta sẽ không bao giờ có thể nói đến chuyện gene trong sự thụ đắc ngôn ngữ với tính cách là tiếng nói riêng của từng cộng đồng người cả. Đây là một sự thật hiển nhiên mà thật ra nhiều nhà ngữ học có uy tín trên thế giới đã khẳng định từ lâu, từ J.Vendryes (1), cho đến L.Bloomfield (2), E.Sapir (3) và nhiều người khác.
Nếu cái thuyết “instinctivement” của Hoàng Xuân Hãn mà đúng thì người Mỹ (Hoa Kỳ) da đen phải biết ngôn ngữ của các bộ lạc gốc ở châu Phi (tương ứng với từng cá nhân tùy theo họ vốn xuất thân từ bộ lạc nào). Thế nhưng họ chỉ biết có tiếng American English mà thôi (dĩ nhiên không kể đến việc học ngoại ngữ). Và con của cán bộ miền Nam cả vợ lẫn chồng tập kết ra Bắc hồi 1954 mà sinh trưởng ở miền Bắc đã không nói tiếng Bắc y chang như người Bắc. Đến nỗi khi trở về Nam sau 1975 mà muốn bắt chước giọng Nam thì cũng chỉ nói được lơ lớ.
Chào đời tại Thăng Long, mẹ là người Kinh Bắc, cha nuôi là người Thái Nguyên, vợ là người Thái Bình, Nguyễn Du hết sống ở Thăng Long lại kế nghiệp cha nuôi làm một chức quan võ ở Thái Nguyên rồi về ở nhờ nhà anh vợ ở Thái Bình. Từ lúc chào đời cho đến tuổi trưởng thành, Nguyễn đã sống ở đất Bắc. Khoảng thời gian đó đủ - thừa nữa là đằng khác! - để cho tiếng nói của ông định hình là ngôn ngữ của xứ Bắc.
Người ta có thể viện đến những từ ngữ xứ Nghệ trong hai bài “Thác lời trai phường nón” và “Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu” để củng cố cho quan điểm về sự hiện diện có tiếng Nghệ trong Truyện Kiều. Rất tiếc rằng cái lý này lại quá hời hợt. Tác giả của hai bài này có đích thị là Nguyễn Du hay không thì cũng chưa lấy gì làm chắc chắn. Nhưng cứ cho rằng hai bài đó là của Nguyễn Du một trăm phần trăm thì sự hiện diện của tiếng Nghệ ở đây chẳng qua cũng chỉ là kết quả của một giải pháp mang tính chất tình thế: đi hát ví ở xứ Nghệ mà không dùng tiếng Nghệ thì thà trở về quê mẹ để đi hát quan họ còn hơn!
Vậy ta không thể căn cứ vào hai bài đã nói để “xâu chuỗi, bắt rễ” mà tìm ra cả tiếng Nghệ trong Truyện Kiều. Trương Chính đã đúng khi nhận định rằng tiếng Nghệ trong hai bài đã nói là một chuyện khác chứ trong Truyện Kiều thì:
“(…) nhiều lắm cũng chỉ tìm được dăm ba tiếng xứ Nghệ. Ngay những người xứ Nghệ khi viết văn cũng ít ai dùng tiếng xứ Nghệ, trái lại cố tránh đi, thỉnh thoảng tìm thấy vài ba tiếng xứ Nghệ là vì vô ý, chứ còn thì viết tiếng “Kinh” cho lời văn được nhã”.
(Hương hoa đất nước, Nxb Văn học Hà Nội, 1979, tr.203-204)
Rõ ràng cái thuyết “instinctivement” của Cụ Hoàng Xuân Hãn là một thuyết khó đứng vững. Lạ một điều là nó lại được một trong những nhà ngữ học hàng đầu của Việt Nam ủng hộ.
Trong Tư liệu Truyện Kiều-Bản Duy Minh Thị 1872 (Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002), ngay sau khi dẫn lại lời của Hoàng Xuân Hãn nói về cái thuyết đó thì GS Nguyễn Tài Cẩn viết tiếp:
“Tuy đến đời Tự Đức, Truyện Kiều đã phổ biến rộng ra nhiều vùng, nhiều thế hệ đã tham gia nhuận sắc, riêng bản Duy Minh Thị lại còn được biên tập ở tận miền Nam, nhưng quả có một số từ ngữ vùng Nghệ Tĩnh vẫn còn lưu giữ lại được ở trong tác phẩm, ví dụ ở bản Duy Minh Thị: cáo, đích, trẹ, nen, mùi, nghỉ, đây, …”
(Sđd, “Phụ lục”, tr.546)
Chẳng những tìm thấy “một số từ ngữ vùng Nghệ Tĩnh”, Nguyễn Tài Cẩn còn tìm thấy cả “những trường hợp dùng từ phổ thông nhưng ghi Nôm theo cách phát âm Nghệ Tĩnh” và đặc biệt là “việc chọn lựa những lối ghi cổ, tuy có thể dùng ở nhiều vùng, nhưng dùng phù hợp nhất vẫn là ở vùng phương ngữ quê hương của tác giả” (Xin x. sđd, tr.547-8).
Trên đây là những gì mà GS Nguyễn Tài Cẩn đã tìm thấy với dụng ý “góp phần ủng hộ thêm các kết luận cơ bản của Giáo sư (Hoàng Xuân Hãn - AC) về bản Kiều Duy Minh Thị mà Giáo sư đã suốt đời hết lòng quý trọng” (Sđd, tr.554).
Dĩ nhiên là ta không nên - vì cũng không thể - phủ nhận những trường hợp cụ thể mà GS Nguyễn Tài Cẩn đã trưng ra vì đó đều là những “thực chứng” hiển nhiên. Nhưng cũng hiển nhiên không kém là ta tuyệt đối không có bất cứ một căn cứ vững chắc nên khả tín nào để khẳng định rằng đó là những từ, ngữ viết ra từ ngòi bút của Nguyễn Du chứ không phải là hậu quả của một hoặc nhiều lần nhuận sắc hay sao chép theo đặc điểm ngữ âm và truyền thống văn tự của địa phương. Chính GS Nguyễn Tài Cẩn cũng đã phải thừa nhận:
“Truyện Kiều viết ra được bà con, bạn bè ở quê và ở Huế hâm mộ, sao chép nhân bản truyền tay nhau đọc. Do những lẽ đó có nhiều nét riêng của tiếng Nghệ Tĩnh và tiếng Huế đã lọt vào trong văn bản”.
(Sđd, tr.48-9)
Đã “lọt vào” thì chỉ là “nhập cư bất hợp pháp” nên dĩ nhiên không phải là “con đẻ” của Nguyễn Du. Huống chi trong những trường hợp mà GS Nguyễn Tài Cẩn quy về tiếng Nghệ thì có những từ thực chất cũng được dùng trong tiếng Bắc và tiếng Nam, đặc biệt là từ nghỉ.
Trong Thiên Nam ngữ lục, nó đã được dùng đến 25 lần, theo bản phiên âm và chú giải của Nguyễn Thị Lâm (Nxb Văn học & Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001) và ta cũng chẳng có cơ sở nào để khẳng định rằng ở thời của Nguyễn Du thì nó đã tuyệt đối không còn được dùng ở xứ Bắc. Ngay trong Nam thì cho đến đầu thế kỷ XX nó cũng còn được dùng (song song với y, va) như có thể thấy trong lời ăn tiếng nói của ông già bà cả và như cũng đã được ghi nhận trong Đại nam quốc âm tự vị (cuối thế kỷ XIX) của Huỳnh Tịnh Paulus Của.
Vậy nghỉ chỉ trở thành một hiện tượng phương ngữ (của Nghệ Tĩnh) ở thời hiện đại mà thôi chứ ở thời của Nguyễn Du thì chưa. Đến như cái từ mùi (=màu) mà GS Nguyễn Tài Cẩn cũng cố quy vào tiếng Nghệ Tĩnh thì quả là hoàn toàn võ đoán. Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh của A.de Rhodes (1651) lấy tiếng Đàng Ngoài làm nền tảng đã ghi nhận nó từ giữa thế kỷ XVII và nó vẫn còn được người Hà Nội dùng cho đến tận những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Rượu mùi trong tiếng Bắc chẳng phải là gì khác hơn là “rượu có màu”. Mà cũng chẳng riêng gì dân Bắc với dân Nghệ, dân Gia Định cũng dùng từ mùi với nghĩa là màu. Chẳng thế mà từ điển của Huỳnh Tịnh Paulus Của lại ghi: “Mùi (...) màu sắc (...) Mùi sắc: màu sắc. Lụa mùi: lụa màu, lụa nhuộm (…) Phai mùi: phai màu”.
Thế là khi tìm cứ liệu ở bản Duy Minh Thị 1872 để ủng hộ cho thuyết “instinctivement” của Hoàng Xuân Hãn, GS Nguyễn Tài Cẩn cũng đã lấy một số từ toàn dân mà gán cho tiếng Nghệ để tăng cường “mùi sắc” Nghệ cho ngôn ngữ Truyện Kiều.
Ngoài ra, cái mà GS Nguyễn Tài Cẩn cho là vết tích của tiếng Huế qua việc “lẫn âm cuối -n/-t vào âm cuối -ng/-k” thì lại hoàn toàn có thể là biểu hiện sinh động của cách phát âm và ghi âm ở trong Nam nếu ta không quên rằng Duy Minh Thị 1872 chính là một bản Kiều do “Nam Việt Gia Định thành cư sĩ Duy Minh Thị trùng san”.
Tóm lại, ta có thể khẳng định rằng GS Nguyễn Tài Cẩn đã không thành công trong việc ủng hộ thuyết “instinctivement” của GS Hoàng Xuân Hãn. Thuyết này có hại cho việc nghiên cứu Truyện Kiều, trước nhất là ở chỗ nó làm cho ngôn từ nhuần nhã mà Nguyễn Du đã ra công trau chuốt trở nên thô lậu.
Để chứng minh cho lời khẳng định này, có lẽ không có gì thích hợp cho bằng việc phân tích cái thí dụ mà chính Hoàng Xuân Hãn lấy làm tâm đắc nhất nên mới đem ra để minh họa cho thuyết “instinctivement”. Đó là trường hợp của chữ ### - mà âm Hán Việt là đội - trong hai câu 28 và 628 mà Hoàng Xuân Hãn cho là bị “đọc sai từ lúc đầu, bây giờ vẫn đọc sai như thế, bởi vì không hiểu mà người sau cũng không biết chữ Nôm hay là cũng không dám đọc chữ Nôm” (Bđd, tr.13). Xưa nay các nhà phiên âm đều đọc nó thành “đòi” ở câu 28 và thành “nhụi” ở câu 628. Còn Hoàng Xuân Hãn thì khác. Ông nói:
“Tôi là người Nghệ, tôi biết tại sao Cụ (Nguyễn Du-AC) viết chữ đội ấy. Đội ấy là để ghi từ trụi, không phải nhụi đâu. Trụi như trụi lông: không có một tí lông nào hết cả. Mà tại sao đội lại đọc trụi? Bởi vì chữ đội ấy có hai âm, một âm đọc nó biến ra chữ trụy (...). Từ chữ trụy ấy, ra chữ trụi, có khi là trọi (...)”.
(Bđd, tr.13)
Vì lý luận như trên nên Hoàng Xuân Hãn đọc câu 28 thành:
Sắc đành trọi một, tài đành họa hai
Và câu 628 thành:
Mày râu nhẵn trụi, áo quần bảnh bao
Câu thơ trở nên ngô nghê, quê kệch. Thế nhưng Vũ Đức Phúc thì lại ra sức ca ngợi. Tác giả này viết:
“Ông Hãn phiên âm “Mày râu nhẵn trụi, áo quần bảnh bao” là đã vận dụng cả kiến thức về chữ Nôm và tiếng Nghệ Tĩnh (…) Nguyên là các cụ ta ngày xưa rất có thành kiến với người lớn không râu, cho là tướng bất nhân; “nam tu, nữ nhũ”. Bởi vậy viết “mày râu nhẵn trụi” tỏ ý khinh bỉ thực hay. Còn “nhẵn nhụi” chính là để chỉ cái gì bóng mượt trơn tru, tuyệt đối không có ý gì chê trách, khinh bỉ. Bởi vậy Hoàng Xuân Hãn phiên âm “nhẵn trụi”, là rất có lý”.
(“Phương pháp văn bản học chân chính và lối làm việc không có phương pháp”, Tạp chí Văn học, số 4, 1999, tr.19)
Ta thử xét xem, Hoàng Xuân Hãn có lý hay không. Chúng tôi sẵn sàng thừa nhận rằng trên lý thuyết thì chữ đội hoàn toàn có thể đọc thành trụi và trọi nhưng trong câu 28 và câu 628 thì không. Trong câu 628, đó phải là nhụi vì hai lý do.
Lý do thứ nhất: đ- hài thanh cho nh - là chuyện hoàn toàn bình thường như chúng tôi đã chứng minh ở mục “Chuyện Đông chuyện Tây” của Kiến thức ngày nay, số 314 (1/5/1999): -nhãng trong sao nhãng ghi bằng đãng; -nhạo trong chế nhạo ghi bằng đạo; -nhẳng trong dai nhẳng ghi bằng đẳng; - nhoi trong nhỏ nhoi ghi bằng đôi; -nhói trong đau nhói ghi bằng đối... (Xin x. trong Đại từ điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính). Thành kính đến như Nguyễn Tài Cẩn trước các ý kiến của Hoàng Xuân Hãn mà cũng chỉ chịu phiên đội thành trọi ở câu 28 chứ ở câu 628 thì ông vẫn phiên thành nhụi.
Vậy chữ đội mà đọc Nôm thành nhụi là một chuyện mà bất cứ ai quen đọc chữ Nôm cũng đều có thể xem là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Lý do thứ hai thì tế nhị hơn nhiều. Nó chẳng liên quan gì mấy đến “Kiến thức về chữ Nôm và tiếng Nghệ Tĩnh” mà lại phụ thuộc vào khả năng thưởng thức văn chương, chữ nghĩa. Vũ Đức Phúc tán tụng rằng viết “mày râu nhẵn trụi” (!) là tỏ ý khinh bỉ, thực hay vì “các cụ ta ngày xưa rất có thành kiến với người lớn không râu, cho là tướng bất nhân”.
Thực ra, khi các cụ ta ngày xưa chê đàn ông - chứ không phải “người lớn”, vì người lớn thì gồm có cả đàn bà! – không râu là họ muốn nói đến chuyện không râu bẩm sinh kia! Chứ Mã Giám Sinh thì có đủ cả râu lẫn lông mày vì nếu không có thì làm sao mà “nhẵn trụi” cho được? Khi ta nói, chẳng hạn, “thằng ấy đã thua nhẵn túi” thì có nghĩa là trước đó trong túi của hắn ta đã có tiền. Nói “thằng bé đã vét nhẵn rồi” thì có nghĩa là trước đó trong nồi đã có cơm, có cháo... Nói “cây đã trụi lá” thì có nghĩa là trước đó, cây từng có lá. Nói “con gà đã trụi lông” thì có nghĩa là trước đó, con gà này từng có lông…
Vậy nếu Mã Giám Sinh vốn không có râu thì lấy đâu mà “nhẵn trụi”? Thế thì họ Mã đâu có thuộc hạng đàn ông mà các cụ ta ngày xưa không ưa! Hoàng Xuân Hãn đã sai ngay từ đầu khi nói rằng trụi lông là “không có một tí lông nào hết cả”. Đáng lẽ phải hiểu từ ngữ cho đúng nghĩa mà chỉnh “có” thành “còn” (trụi lông là “không còn một tí lông nào hết cả”) thì Vũ Đức Phúc lại nói theo Hoàng Xuân Hãn nên tất nhiên là cũng sai theo luôn.
Vậy nếu ta phiên cái chữ đang xét thành “trụi” để đọc vế đầu của câu 628 thành “mày râu nhẵn trụi” rồi hiểu cho đúng nghĩa của từ ngữ là Mã Giám Sinh “không còn một tí râu và lông mày nào hết cả”. Ai có đọc kỹ Truyện Kiều cũng biết rằng Mã Giám Sinh là một tay bợm già giả danh đi cưới vợ lẻ để mua gái nhà lành đem về nơi buôn phấn bán hương. Để cho ra cái vẻ đàn ông đi hỏi vợ, hắn ta đã o bế ngoại hình của mình rất kỹ lưỡng, từ việc tỉa tót những nét đặc trưng của nam tính trên khuôn mặt là mày râu cho đến việc phô trương quần áo:
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
Nguyễn Du đã có công trau chuốt cho ta câu 628 với hai vế tiểu đối hài hòa và xứng đôi như thế để cực tả cái sự diện toàn diện của Mã Giám Sinh thì ta nỡ lòng nào biến hắn thành một gã đàn ông “mày râu nhẵn trụi”. Làm sao mà một tay bợm già như họ Mã lại có thể đi cạo trụi hết cả râu lẫn lông mày để tước đi những cái nét nam tính trời cho. “Mày râu nhẵn trụi” thì chỉ có nước ứng tuyển vào hậu cung làm thái giám chứ đi “mua ngọc đến Lam Kiều” sao được!
Rõ ràng cái âm “trụi” mà Hoàng Xuân Hãn đã phát hiện là một âm hoàn toàn không thích hợp với câu 628. Còn âm “trọi” ở câu 28 thì sao? Thì cũng chẳng may mắn gì hơn vì như đã nói, vấn đề đâu chỉ liên quan đến “Kiến thức về chữ Nôm và tiếng Nghệ Tĩnh”! Huống chi, cái chữ trọi cũng đâu có phải là “độc quyền” của tiếng Nghệ Tĩnh vì cho đến ngày hôm nay nó vẫn còn được dùng một cách bình thường ở trong Nam (4).
Hoàng Xuân Hãn nói rằng “ngày xưa mình học độc là trọi”. Nhưng đây chẳng qua chỉ là cách đối dịch một chữ Hán bằng một chữ Nôm giống như trong Tam thiên tự (5) nên có phải lúc nào cũng thật sát nghĩa đâu. Huống chi chỉ có một chữ độc thì đã nói lên được cái gì về công dụng thực tế của chữ trọi?
Trọi là rụng hết lông, chỉ còn mình không hoặc rụng hết lá chỉ còn trơ thân trơ cành. Cái nét nghĩa “chỉ còn mình không” hoặc “chỉ còn trơ thân trơ cành” chính là cơ sở để cho người ta dùng chữ trọi mà giảng chữ độc chứ dù có là tiếng Nghệ Tĩnh thì trọi cũng chẳng phải là “một”, là “độc nhất”, như Hoàng Xuân Hãn đã nói. Vậy giảng độc thành “trọi” là một cách dịch thực sự không sát nghĩa. Nhưng điều quan trọng nhất cần nói là chính cái chữ “trọi”, cũng hoàn toàn không thích hợp với câu Kiều thư 28 vì xưa nay bao giờ nó cũng chỉ được dùng trong những cấu trúc diễn đạt những trạng thái có ý nghĩa tiêu cực như: -trọi lông, trọi lá; - hết trọi, ráo trọi; - trơ trọi...
Không có bất cứ cấu trúc nào gây được cho ta cái ấn tượng về sự dễ chịu, sự vừa mắt hoặc sự vừa ý. Người có kinh nghiệm sử dụng từ ngữ sẽ không bao giờ đưa từ “trọi” vào trong một lời khen để tạo ra một sự phản cảm cả. “Sắc đành trọi một” không phải là một lời khen thành thật; đó chỉ có thể là một sự chê khéo mà thôi.
Thế là Hoàng Xuân Hãn đã không thành công khi ông đưa ra một thí dụ điển hình để minh họa cho thuyết “instinctivement”, một cái thuyết mà thực ra, chẳng cần phải là chuyên gia, mọi người bình thường cũng đều có thể quan sát để thấy là không đúng với thực tế. Vì vậy, cho nên người làm văn bản học về Truyện Kiều không thể nhẹ dạ cả tin ở Hoàng Xuân Hãn để làm hỏng cả ngôn ngữ của nó. Ta cứ thử tưởng tượng xem câu 1126 xưa nay vẫn đọc là:
“Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào”
mà bây giờ lại đọc thành:
“Sở Khanh đã trẹ dây cương lối nào”
thì có phải là nghe quê mùa, thô kệch đi không?
Dĩ nhiên là nếu ta phát hiện được bản thảo của Nguyễn Du trong đó ông đã dùng những lời lẽ thô kệch, quê mùa như thế thậm chí còn quê mùa và thô kệch hơn, thì ta vẫn không được quyền sửa chữa để làm “nhất tự sự” hoặc “sổ tự sự”! Đằng này ta đã thấy rằng cái cốt cách của Nguyễn Du lại là cốt cách của một nhân vật đất Thăng Long (6) thì cái phong cách ngôn ngữ của ông phải là của “người Tràng An” chứ sao lại có thể là của dân xứ Nghệ? Chính vì vậy nên văn bản học về Truyện Kiều phải luôn luôn “cảnh giác” trước mọi hiện tượng tiếng Nghệ nếu ta không muốn làm mất đi cái chất “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” của ngôn ngữ mà Nguyễn Du đã có công trau chuốt.
Trung tuần tháng 2/2004
________________________________________
(1) Xin x.J.Vendryes, Le 1angage-Introduction linguistique à l’histoire, Paris, 1921, tr.276.
(2) Xin x.L.Bloomfield, Language, reprint, Delhi, 1964, tr.43.
(3) Xin x.E.Sapir, Le langage, traduit par S.M.Guillemin, Paris, 1953, tr.12.
(4) Xin x.Nguyễn Văn Ái (chủ biên), Từ điển phương ngữ Nam bộ. Nxb TP.HCM, 1994, các mục “trọi”, “trọi lỏi”, “trọi trơn”.
(5) Chẳng hạn: thiên, trời - địa, đất - cử, cất - tồn, còn v.v...
(6) Xin x.Nguyễn Quảng Tuân, “Nguyễn Du - Nhân vật đất Thăng Long”, Người Hà Nội, Xuân Giáp Thân (số 1,2,3,4,5 năm 2004).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét