NGUYỄN DU, NGƯỜI PHỔ THÔNG HÓA NGÔN NGỮ NGHỆ TĨNH TRONG TRUYỆN KIỀU


 NGUYỄN VĂN ẤN 

Mỗi nước trên thế giới đều có ngôn ngữ riêng của đất nước mình. Trong mỗi nước, đều có ngôn ngữ chung, gọi là ngôn ngữ phổ thông. Đó là ngôn ngữ trong các văn bản hành chính, văn bản pháp luật của Nhà nước; là ngôn ngữ giao dịch giữa các cơ quan chính quyền, giữa cơ quan chính quyền với công dân, giữa công dân với công dân trong phạm vi hành chính….

Tuy nhiên, mỗi đất nước lại có nhiều vùng miền khác nhau, nên ngoài ngôn ngữ phổ thông, mỗi vùng miền lại có một số từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, gọi là ngôn ngữ địa phương (còn gọi là tiếng địa phương).

Ví dụ: Người đàn ông sinh ra mình, tiếng Việt phổ thông gọi là cha, bố, nhưng còn gọi là thầy (Thanh Hóa, Thái Bình), ba, tía (Nam Bộ), bọ (Quảng Bình)… Người phụ nữ sinh ra mình, tiếng Việt phổ thông là mẹ, nhưng còn gọi là u (Ninh Bình), bầm (Phú Thọ), mụ (Quảng Bình), mạ (Thừa Thiên), (Nam Bộ).

Tiếng địa phương không chỉ làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ của đất nước mà đôi khi nó còn là dấu hiệu nhận biết người của vùng miền nào đó. Ví dụ: Khi một người hỏi : - Anh đi mô rứa? (Anh đi đâu đấy?), thì chắc chắn anh ta là người miền Trung. Nếu một người nói: - Cho tôi xin mánh nác, (Cho tôi xin miếng nước), chắc chắn anh ta là người Nghệ Tĩnh…

Tiếng địa phương của vùng nào còn là niềm tự hào của vùng ấy. Cha ông ta có câu: “Chửi cha không bằng pha tiếng”! để lên án những kẻ nhạo báng tiếng địa phương của một vùng miền nào đấy. Từ xưa tiếng địa phương được dùng nhiều trong văn học dân gian, văn học truyền miệng. Còn những nhà văn, nhà thơ, được học hành có chữ nghĩa đều dùng ngôn ngữ phổ thông trong các sáng tác của mình,và tự hào rằng tác phẩm của họ thuộc dòng văn chương bác học.

Ở Việt Nam, vào thế kỷ thứ 18, có một tác giả không tuân theo cái khuôn vàng thước ngọc ấy, đó là Đại thi hào Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa Thế giới.

Trước hết Nguyễn Du, xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, được ăn lộc nhà vua, được học dưới mái trường của nhà vua,tinh thông Hán học – một thứ ngôn ngữ Hàn lâm thời bấy giờ, nhưng ông đã viết Truyện Kiều bằng chữ Nôm, một thứ Quốc ngữ thời ấy. Từ bỏ thứ ngôn ngữ bác học, dùng thứ ngôn ngữ bình dân của dân tộc để sáng tác Truyện Kiều chứng tỏ Nguyễn Du có lòng yêu nước và tự hào dân tộc cao độ; ông muốn đưa ngôn ngữ dân tộc Việt Nam lên tầm cao mới, để sánh vai cùng ngôn ngữ của các cường quốc năm châu,và đặc biệt là nước láng giềng phương Bắc- một đất nước đã đô hộ nước ta hàng ngàn năm, và thời nào cũng vậy, luôn luôn muốn thôn tính và đồng hóa dân tộc Việt.

Không những thế, Nguyễn Du còn mạnh dạn đưa tiếng địa phương Nghệ Tĩnh vào Truyện Kiều của ông. Là bậc thầy về sử dụng ngôn từ, Nguyễn Du đã khéo léo mang từ ngữ địa phương, tiếng nói của miền quê vào kiệt tác Truyện Kiều, tạo nên sự giản dị hài hòa mộc mạc. Trong Truyện Kiều, số lượng từ địa phương Nghệ Tĩnh được Nguyễn Du đưa vào không nhiều nhưng nó lại có khả năng biểu đạt nội dung và nghệ thuật cao. Từ địa phương được dùng nhiều nhất trong Truyện Kiều là từ chi (63 lần) tương ứng với từ trong tiếng Việt phổ thông.

Chúng ta hãy xem Nguyễn Du dùng từ chi tài tình đến thế nào?

1/ Trong Truyện Kiều, tác giả đã dùng từ chi với ý nghĩa câu hỏi (nghi vấn) thông thường, như câu:

Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh

Tơ duyên còn mắc mối tình chi đây

(Câu 717-718: Tại sao ngồi sầu não suốt năm canh? Phải chăng còn vấn vương tình ái với người nào?), hoặc là: Khi Thúy Kiều lần đầu tiên trông thấy mụ Tú Bà to béo, mập mạp, đã tự lục vấn mình.

Nhác trông nhờn nhợt màu da,

Ăn chi (?) cao lớn đẫy đà làm sao

(Câu 823-824: Người đàn bà ấy ăn những món gì mà cao lớn, phì nộn như thế?)

2/ Trong Truyện Kiều có khi Nguyễn Du dùng từ chi để nói lên sự oán trách của nhân vật đối với một thế lực siêu nhiên nào đó.

Khi Thúy Kiều nghe kể về cuộc đời tài hoa bạc mệnh của Đạm Tiên, nàng đã thốt lên:

Phũ phàng chi bấy hóa công

Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha. (câu 85 – 86)

Lúc được tin Kim Trọng phải về quê ở Liêu Dương chịu tang chú ruột, Thúy Kiều đã cất lên lời ai oán rằng:

Ông Tơ ghét bỏ chi nhau,

Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi. (câu 449-450)

3/ Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ chi còn được sử dụng để chỉ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.

Trong buổi sáng mùa Xuân đi tảo mộ, được hồn Đạm Tiên, báo mộng, cho dù Hồn mộng biết đúng không, nhưng Thúy Kiều vẫn tỏ ra tiếc nuối:

Người đâu gặp gỡ làm chi.

Trăm năm biết có duyên gì hay không? (câu 181-182).

Khi bị Mã Giám Sinh cướp đi “đời con gái” của mình, Thúy Kiều đã đau khổ, coi cuộc đời nàng đã kết thúc:

Thôi còn chi nữa mà mong,

Đời người, thôi thế là xong một đời (câu 855-856).

Khi từ chi được thêm các tiếp đầu ngữ như: “vẻ chi”, “sá chi”, “làm chi” được tác giả Truyện Kiều dùng nhiều lần đã làm tăng thêm hiệu ứng của từ, nó chỉ ra tâm trạng dằn vặt, sự đấu tranh nội tâm của nhân vật.

Vẻ chi một đóa yêu đào,

Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh, (câu 553-554) .

Chú ý rằng chữ chi ở câu 554 lại có nghĩa là “không”: Chi dám cũng có nghĩa là đâu dám, không dám. Rồi thì :

“Vẻ chi một mảnh hồng nhan,

Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành. ( Câu 669-670 )

“Vẻ chi chút phận bèo mây,

Làm cho bể ái khi đầy khi vơi. ( Câu 1343-1344 ).

4/ Từ chi được dùng ở cuối câu, có ý nghĩa như một mệnh lệnh. Khi Thúy Kiều đàn những khúc nhạc buồn làm cho Thúc Sinh rầu rĩ đến rơi nước mắt, Hoạn Thư “lại thét lấy nàng: Cuộc vui gảy khúc đoạn trường ấy chi!.

Còn cái buổi tối, chàng Thúc Sinh đa tình, tìm mọi lời văn hoa tán tỉnh, thì Thúy Kiều đã ngắt lời Thúc Sinh rằng:

“Chúa xuân đành đã có nơi,

Ngắn ngày thôi chớ dài lời làm chi”!. (câu 1327 - 1328) Có khi từ chi được dùng để chỉ sự khinh bỉ , ví như:

“Tuồng chi là giống hôi tanh,

Thân ngàn vàng để ô danh má hồng” (câu 853 - 854).

Hoặc khi biết Thúc sinh dan díu với Thúy Kiều, nhưng lại dấu dấu diếm diếm, thì Hoạn Thư đã tỏ thái độ:

Lại còn bưng bít dấu quanh,

Làm chi những thói trẻ ranh nực cười. (câu 1543 - 1544)

5/ Nguyễn Du có lúc đã dùng từ chi để chỉ sự phẫn nộ của Thúy Kiều đối với xã hội đương thời:

Chém cha cái số hoa đào,

Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi. Nghĩ đời mà chán cho đời

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen. (câu 2151 – 2154 )

6/ Từ chi được dùng để mô tả sự đắn đo lựa chọn hành động của nhân vật: Nghĩ rằng ngứa ghẻ hờn ghen,

Xấu chàng, mà có ai khen chi mình (câu 1609 - 1610) Dại chi chẳng giữ lấy nền,

Hay chi mà rước tiếng ghen về mình. (câu 1541-1542).

7/Từ chi cũng được dùng để chỉ sự quyết tâm của nhân vật: Đã gần chi có điều xa,

Một lời đã quyết ,phong ba cũng liều. (câu 1365 - 1366), hoặc: Lượng trên quyết chẳng thương tình,

Bạc đen thôi có tiếc mình làm chi. (câu 1461 - 1642).

8/ Từ chi có khi được dùng như một lời khuyên nhủ, như trong câu: Làm chi tội báo oan gia,

Thiệt mình mà hại đến ta hay gì. (câu 813 - 814)

Rõ ràng Nguyễn Du đã sử dụng nhuần nhuyễn từ chi và ông đã xóa tan sự cách biệt giữa ngôn ngữ Nghệ Tĩnh và ngôn ngữ phổ thông.

Tóm lại với tài sử dụng ngôn ngữ, Nguyễn Du đã dùng từ chi trong nhiều văn cảnh khác nhau, để biểu thị những ý nghĩa khác nhau, phù hợp với từng hoàn cảnh của nhân vật. Và từ chi một từ địa phương Nghệ Tĩnh đã được phổ thông hóa, nghĩa là bất kỳ người dân ở vùng, miền nào của nước Việt Nam đều hiểu được ý nghĩa của nó trong từng văn cảnh.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du còn dùng một số từ địa phương Nghệ Tĩnh như ả, mụ, nghỉ. Từ chỉ những người con gái mới lớn, cha ông ta có câu: Tại anh ,tại ả. Tại cả đôi bên.

Có lúc Nguyễn Du dùng từ để chỉ sự trân trọng đối với nhân vật, như: Đầu lòng hai tố nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. (câu 15 - 16 ), hay câu : Dâng thư đã thẹn nàng Oanh,

Lại thua Lý bán mình hay sao? (câu 671 - 672 )

Nhưng từ , còn được Nguyễn Du sử dụng để chỉ sự khinh bỉ một nhân vật nào đó, chẳng hạn như câu:

Bên thì mấy mày ngài,

Bên thì ngồi bốn năm người làng chơi. (câu 927 - 928).

Nguyễn Du còn đưa từ mụ vào tác phẩm Truyện Kiều. Tiếng Nghệ Tĩnh, từ mụ thường được dùng để chỉ những phụ nữ lớn tuổi đã có chồng con đề huề. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du với từ mụ khi thì dùng để mô tả một người phụ nữ bình thường, như câu:

Gần miền có một mụ nào,

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh (câu 623 - 624 )

Cũng có khi từ mụ được dùng để mô tả một phụ nữ với sự kính nể, tôn trọng nhân vật, như câu:

Quản gia có một mụ nào,

Thấy người thấy nết ra vào mà thương. (câu 1747 - 1748 )hoặc như câu:

Mụ quản gia, vải Giác Duyên,

Cũng sai lệnh tiễn đưa tin rước mời (câu 2305 - 2306 )

Tuy nhiên từ mụ cũng được dùng để mô tả một nhân vật phản diện với sự khinh bỉ như câu:

Lầu xanh có mụ Tú Bà,

Làng chơi đã trở về già hết duyên (câu 809 - 810 ), hay câu:

Mụ già hoặc có điều gì,

Liều công mất một buổi quỳ mà thôi. (Câu 841 - 842 ).

Để mô tả sự ghen tuông vô lối của Tú Bà, Nguyễn Du đã viết:

Mụ nghe lời nói hay tình,

Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên. (câu 961 - 962). Còn bản chất của Tú Bà là tham lam vô độ:

Mụ càng tô lục chuốt hông,

Máu tham, hễ thấy hơi đồng thì mê. (câu 1305 - 1306).

Từ nghỉ trong tiếng Nghệ Tĩnh là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, số ít, tương đương với các từ: ông ấy, bà ấy, lão ấy, hắn ta, nó trong tiếng Việt phổ thông. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng từ nghỉ, khi thì chỉ sự trân trọng đối với nhân vật như trong câu:

Có nhà Viên ngoại họ Vương,

Gia tư, nghỉ cũng thường thường bậc trung. (câu 11 - 12 )

Nhưng có khi từ nghỉ được dùng để chỉ sự coi thường nhân vật phản diện, như trong

câu :

Vài tuần chưa cạn chén khuyên,

Mái ngoài nghỉ đã giục liền ruỗi xe (câu 893 - 894).

Từ nghỉ còn được dùng để chỉ sự khinh bỉ đối với kẻ lừa đảo Sở Khanh, kẻ đã “Một tay chôn biết mấy cành phù dung”, như trong câu:

Phụ tình án đã rõ ràng,

Dơ tuồng, nghỉ mới tìm đường tháo lui. (câu 1187 - 1188).

Có thể nói: Nguyễn Du là người đột phá, là người đi tiên phong trong việc sử dụng các từ địa phương trong văn chương đại chúng. Theo gương ông, các thế hệ văn nghệ sỹ Việt Nam hiện đại đã tìm cách đưa ngôn ngữ địa phương vào tác phẩm của mình…

Hà Nội tháng 7 năm 2020

               N.V.A

Không có nhận xét nào:

THƯ NGỎ

Kính thưa quý vị!      Nguyễn Du (1765-1820) là Đại thi hào của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa Thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông ...