VỀ CÁC HƯ TỪ THÌ, LÀ, MÀ TRONG TRUYỆN KIỀU


NGUYỄN ĐỨC THUẬN - BÙI MINH HUẾ(*)


        Do đặc điểm về thể loại, ngôn từ thơ thường hàm súc, mang tính tao nhã, trang trọng, nên các nhà thơ trong thực tế sáng tác chủ yếu dùng thực từ mà rất hạn chế dùng hư từ. Tuy nhiên, với thiên tài Nguyễn Du, bất kể từ nào cũng được nhà thơ sử dụng nhuần nhị và có sắc thái biểu cảm cao, hữu dụng như nhau. Một số hư từ đã được nhà thơ dùng rất tài tình, hết sức điêu luyện, góp phần làm tăng thêm giá trị nội dung và nghệ thuật của câu thơ. Ví như khảo sát ba hư từ thì, , trong kiệt tác Truyện Kiều, chúng ta cũng sẽ thấy được sự tài hoa của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn từ, đặc biệt là những hư từ, vốn được xem là rất “dị ứng” với ngôn từ thơ.

        Về đặc điểm của hư từ, xét trên phương diện ngữ nghĩa, các nhà ngôn ngữ học cho rằng: “Hư từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chỉ có tác dụng nối các từ, các mệnh đề, các câu lại với nhau theo một quan hệ nào đó, chúng cũng không thể làm thành phần câu”(1). Còn về phương diện ngữ pháp. “Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng hẳn hoi mà chỉ có tác dụng làm công cụ để chỉ các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau”(2). Tóm lại, có thể nhận diện về hư từ như sau: Hư từ tiếng Việt là những từ không mang ý nghĩa từ vựng. Trong đó, một số làm thành tố phụ trong đoản ngữ (phó từ), một số khác có chức năng biểu thị các quan hệ ngữ pháp (quan hệ từ) hoặc ý nghĩa tình thái ở cấp độ câu (trợ từ).(3) Như vậy, hư từ là một phạm trù từ loại đối lập với thực từ, chỉ là thành tố phụ, tiếng đệm, rất “khó” sử dụng trong sáng tác văn chương, nhất là trong sáng tác thơ.

Trong 3.254 câu Kiều, (theo văn bản Truyện Kiều của Đào Duy Anh)(4), thống kê cho thấy, với ba hư từ thì, , Nguyễn Du đã dùng 278 lần trên các dòng thơ; trong đó, từ thì 74 lần (chiếm 2,3%), từ 120 lần (chiếm 3,7%), từ 84 lần (chiếm 2,6%). Rõ ràng, sự hiện diện của ba hư từ này trong tác phẩm Truyện Kiều là một con số và một tỷ lệ không nhỏ. Tuy nhiên, khuôn khổ của một bài báo không cho phép viết dài, chúng tôi chỉ có thể nêu sơ lược một số trường hợp mà nhà thơ đã dùng về ba hư từ thì, , trên một số phương diện ngữ nghĩa và ngữ pháp.

HƯ TỪ “THÌ”

        Từ điển tiếng Việt(5) do Hoàng Phê chủ biên đã chỉ ra tới 5 nét nghĩa của từ “thì”. Tuy nhiên, từ “thì” được thể hiện với nghĩa là “thời”, không phải là hư từ. Ví dụ như dòng thơ tái hiện lại hình ảnh của Đạm Tiên:

Nổi danh tài sắc một thì

Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh.

        Chúng tôi sẽ không bàn đến những từ “thì” ở những trường hợp này, mà chỉ tìm hiểu từ “thì” với vai trò là những hư từ đích thực. Chẳng hạn như câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều vào đêm trước khi phải bán mình chuộc cha:

Biết bao duyên nợ thề bồi Kiếp này thôi thế thì thôi, còn gì!

Hư từ “thì” trong câu thơ này vừa thể hiện sự dằn lòng, xót xa cho thân phận của mình, nhưng cũng vừa thể hiện sự chấp nhận, sự nuối tiếc mối tình dang dở mới chớm nụ mà chưa kịp đơm hoa của nàng Kiều. Cả bốn từ “thôi thế thì thôi”, trong đó từ thì cho thấy sự bất lực, buông trôi thân phận của nàng… Cũng là từ “thì” thể hiện sự xót xa, nhưng ý biểu cảm trong hai câu thơ này thì lại khác:

Thôi thì thôi, có tiếc gì!

Sẵn dao tay áo, tức thì dở ra.

        Không chấp nhận làm gái lầu xanh, Kiều định quyên sinh. Hư từ “thì” ở trong cụm từ “Thôi thì thôi” như một sự khẳng định dứt khoát, quyết liệt, không nuối tiếc cuộc sống ô trọc ở nơi lầu xanh của Kiều. Còn như câu thơ trong đoạn đối thoại giữa Thúy Kiều với Vương ông vào ngày đoàn viên ta lại thấy nét nghĩa của từ thì ở đây có khác:

Dở dang nào có hay gì,

Đã tu tu trót, qua thì thì thôi!

        Dòng bát (8) ngắt nhịp 2-2 / 2-2 như một tiểu đối. Hư từ “thì” đứng sau từ “thì” chỉ thời gian đã tạo nên sự nhịp nhàng cho câu thơ, nhưng cũng cho thấy sự dứt khoát trong ước muốn của Thúy Kiều mà nàng đưa ra để xin Vương Ông cho mình tiếp tục được ở lại am mây tu cùng sư Giác Duyên.

        Về đặc điểm ngữ pháp, hư từ thì trong Truyện Kiều vừa đóng vai trò là quan hệ từ (63,5%), nhưng cũng có lúc nó lại là trợ từ (36,5%). Hư từ “thì” với vai trò là quan hệ từ, chẳng hạn ở câu thơ:

        Nơi gần thì chẳng tiện nơi 

Nơi xa thì chẳng có người nào xa.

        Từ “thì” xuất hiện ở cả hai dòng thơ trên nhằm nhấn mạnh vào kết quả của những giả thiết mà Bạc Bà đưa ra, chẳng có ai khác, ngoài Bạc Hạnh có thể lấy Kiều, nó cho thấy sự gian trá và lươn lẹo của Bạc Bà. Bên cạnh đó, có những câu thơ Nguyễn Du sử dụng từ “thì” như là một trợ từ, ví dụ như câu:

Người mà đến thế thì thôi, 

Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!

        Đây là tâm trạng của Thúy Kiều sau khi biết được cuộc đời tài hoa mà đầy bất hạnh của Đạm Tiên. Nàng ngẫm về cuộc đời Đạm Tiên mà nghĩ suy đến cuộc đời của mình. Trợ từ “thì” được sử dụng trong câu thơ trên đã thể hiện rõ tâm trí bất an của Kiều. Đó là sự bất an của một con người ý thức về sự tài hoa và lo sợ rằng mình cũng sẽ cùng chung cảnh ngộ, cùng hội cùng thuyền với Đạm Tiên…

HƯ TỪ “LÀ”

        Loại trừ từ với tư cách từ loại động từ hay danh từ, chúng tôi cũng chỉ xét từ “là” với tư cách là hư từ, khi là từ nối, từ đệm trong Truyện Kiều. Chẳng hạn:

Thôi còn chi nữa mà mong

Đời người thôi thế xong một đời!

        Hai câu thơ đã miêu tả rất rõ tâm trạng xót xa, tủi hổ cho thân phận của Thúy Kiều sau khi bị Mã Giám Sinh lấy mất sự trinh trắng của đời con gái. Từ “là” trong câu thơ này đã góp phần nhấn mạnh sự tủi phận, đau khổ của nàng Kiều.

        Trong trường hợp khác, hư từ “là” còn được xuất hiện khi nói đến cuộc đời Kiều trong lầu xanh của Tú bà:

Khéo mặt dạn mày dày

Kiếp người đã đến thế này thì thôi!

        Kiều tự cảm thấy tủi hổ, dơ dáng với chính mình, “mặt dạn mày dày” ở nơi lầu xanh nhơ nhớp!

        Trong Truyện Kiều, chúng tôi còn tiến hành thống kê và thu được kết quả Nguyễn Du đã sử dụng 36 lần từ “là” với vai trò là từ nối. Những hư từ này có vai trò liệt kê, miêu tả. Có thể kể một vài ví dụ như:

Đầu lòng hai ả Tố Nga 

Thúy Kiều chị, em là Thúy Vân

        Hay như những câu thơ miêu tả những ngày tháng tươi đẹp cuối cùng trước khi bước vào cuộc đời đoạn trường của Thúy Kiều:

Thanh minh trong tiết tháng ba

 Lễ tảo mộ, hội là Đạp thanh.

        Hư từ “là” trong Truyện Kiều cũng vừa có vai trò là quan hệ từ (70,9%) và cũng vừa có vai trò là trợ từ (28,3%). Nhưng dù với vai trò nào thì nó cũng mang những ý nghĩa ngữ pháp riêng.

        Có thể nói, hư từ “là” với vai trò là một phó từ rất ít để có thể bắt gặp được nó trong thi ca. Nhưng với Nguyễn Du, thì đúng là không có gì là không thể ! Còn đối với vai trò là quan hệ từ, hư từ “là” được dùng để đặt giữa hai yếu tố cùng loại trong một kết cấu để biểu thị nghĩa nhấn mạnh. Có thể lấy một ví dụ trong Truyện Kiều mà ở đây hư từ “là” mang ý nghĩa ngữ pháp này:

Rằng: “Hay thì thật hay 

Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”.

        Nguyễn Du đã kết hợp sử dụng đến 2 hư từ trong cùng một câu. Đó là hư từ “thì” và hư từ “là”. Cả hai hư từ này đều được dùng để đặt giữa tính từ “hay” nhằm đưa ra lời khẳng định rằng những khúc nhạc của Thúy Kiều đều là những tuyệt phẩm. Ý nghĩa này còn được thể hiện trong những dòng thơ :

Vui vui gượng kẻo mà, Ai tri âm đó, mặn mà với ai?

Quan hệ từ “là” còn được dùng như một từ đệm trong các cặp quan hệ từ: hễ…là; nếu…là; đã…là… Ví dụ như trong câu thơ :

Đã không biết sống vui

Tấm thân nào biết thiệt thòi thương.

        Cặp từ này khiến cho câu thơ mang đậm ý khẳng định, từ đó khơi gợi lên sự chua xót, thương cảm nơi người đọc.

Cuối cùng, quan hệ từ “là” được dùng như một thành phần trong một kết cấu có tính chất quán ngữ như: vậy là, ra là, mới là, hay là…Ví như trong đoạn đối thoại của Kim Trọng và Thúy Kiều vào ngày đoàn tụ, Nguyễn Du đã viết :

Mấy lời tâm phúc ruột rà

Tương tri dường ấy, mới tương tri.

        Quan hệ từ “là” kết hợp để tạo thành quán ngữ đã làm tăng thêm tính gần gũi cho những vần thơ của Nguyễn Du. Ngoài ra, trong Truyện Kiều cũng có nhiều lần Nguyễn Du đã sử dụng hư từ “là” với vai trò là trợ từ. Và lúc này, trợ từ “là” sẽ thể hiện sắc thái nhận định chủ quan hoặc tự nhiên của lời nói. Đó là trong những câu thơ diễn tả lời nói chua xót của Thúy Kiều khi gặp lại Kim Trọng :

Còn chi cái hồng nhan

Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào?

        Trợ từ trong câu thơ trên có thể bỏ đi được mà không làm mất ý nghĩa của câu. Tuy nhiên nếu ta bỏ đi hư từ này thì ý nhấn mạnh trong câu thơ sẽ không còn nữa. Từ xuất hiện ở giữa câu đã một lần nữa khẳng định sự chua xót của Thúy Kiều với bản thân mình. Nàng đau đớn khi đã bị mất đi nhan sắc của một đời người con gái…

HƯ TỪ “MÀ”

        Trong Từ điển tiếng Việt((6), từ “mà” được định nghĩa với 8 ý nghĩa, nhưng chúng đều không mang ý nghĩa từ vựng. Có khi là từ thay thế, từ biểu thị tính đối lập, từ nối hai ý, từ biểu thị một kết quả, từ đệm đặt ở cuối câu,… Nguyễn Du đã rất nhiều lần sử dụng hư từ “mà” trong Truyện Kiều với những ý nghĩa này:

Trăng thề còn đó trơ trơ, Dám xa xôi mặt thưa thớt lòng.

Hay như trong câu:

Cớ sao chịu tốt một bề

Gái tơ đã ngứa nghề sớm sao!

        Hư từ “mà” là một hư từ đặc biệt, do ý nghĩa từ vựng của nó đã bị hư hóa hoàn toàn. Nhưng ý nghĩa ngữ pháp mà hư từ này mang lại cũng vô cùng phong phú. Chúng tôi đã tìm ra trong Truyện Kiều, hư từ “mà” được dùng với các vai trò là quan hệ từ (81%) và trợ từ (19%). Ý nghĩa ngữ pháp đầu tiên của quan hệ từ “mà” là được sử dụng để biểu thị sự đối lập giữa hai yếu tố. Ví dụ:

Rằng: Sao trong tiết thanh minh

đây hương khói vắng tanh thế mà?

        Có thể thấy, hư từ “mà” tuy không mang ý nghĩa từ vựng, nhưng đã thể hiện rất rõ ý nghĩa ngữ pháp. Đọc hai câu thơ này, chúng ta nhận thấy đây là hai yếu tố đối lập nhau. Tương tự, ý nghĩa này còn được thể hiện qua câu thơ:

Lâm Tri đường bộ tháng chầy,

đường hải đạo sang ngay thì gần.

Ngoài ý nghĩa trên, quan hệ từ “mà” còn được dùng để biểu thị một mục đích. 

        Ví dụ:

Bảo rằng đi dạo lấy người

 Đem về rước khách kiếm lời ăn.

        Bên cạnh ý nghĩa biểu thị mục đích thì quan hệ từ “thì” còn để nối các yếu tố mang ý nghĩa giả thiết, như trong câu:

Mấy người bạc ác tinh ma

Mình làm mình chịu kêu ai thương!

Sau cùng, quan hệ từ “mà” còn được dùng để biểu thị một kết quả. Ví dụ:

Dại chi chẳng giữ lấy nền

Tốt chi giữ tiếng ghen vào mình.

        Sự đa chức năng ngữ pháp của hư từ “mà” còn được thể hiện ở vai trò khi nó là trợ từ. Chẳng hạn,, trợ từ “mà” thường đứng ở cuối câu với mục đích nhấn mạnh. Chẳng hạn:

Đã không duyên trước chăng

Thì chi chút đỉnh gọi là duyên sau.

        Từ “mà” xuất hiện ở cuối câu đã cho người đọc nhận thức được về mối quan hệ giữa “người khách ở viễn phương” với Đạm Tiên. Trợ từ “mà” này còn tạo cho câu thơ một sự nhẹ nhàng trong nhịp điệu, nhưng cũng đây đó phảng phất cảm xúc u buồn… Cũng có khi trợ từ “mà” được đặt sau chủ ngữ nhằm nhấn mạnh vào kết quả, trạng thái của chủ ngữ. Ví dụ:

Hoa tàn lại thêm tươi 

Trăng tàn lại hơn mười rằm xưa.

        Ở đây, người đọc hiểu rằng, đối với Kim Trọng, Thúy Kiều tuy đã vào thanh lâu hai lượt nhưng nàng “lấy hiếu làm trinh” thì trong suy nghĩ của chàng Kim, Kiều vẫn là một người phụ nữ vẫn còn trinh trắng (hiểu với ý nghĩa triết học của hình ảnh hoa trăng này!).

KẾT LUẬN

        Nếu thực từ có giá trị biểu cảm rất rõ thì hư từ lại khác. Hư từ không mang ý nghĩa từ vựng, nhưng nó lại góp phần làm sáng tỏ văn cảnh, thể hiện rõ mối quan hệ giữa các thành phần câu, từ đó sẽ có tác động sâu sắc tới tình cảm, cảm xúc của người đọc. Để thấy rõ được điều này, ngoài Truyện Kiều, chúng tôi cũng tiến hành thống kê các hư từ “thì” được sử dụng trong 2 tác phẩm: Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều. Qua thống kê, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: hư từ “thì” được sử dụng trong Chinh phụ ngâm: 8 lần, Cung oán ngâm 3 lần. Chẳng hạn, trong Chinh phụ ngâm nữ sỹ Đoàn Thị Điểm cũng có những câu thơ sử dụng hư từ “thì” khá đặc sắc như:

Thiếp xin chàng chớ bạc đầu Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung.

Còn như trong Cung oán ngâm:

Nghĩ nên tiếng cửa quyền ôi

Thì thong thả vậy cũng thôi một đời!

        Chúng tôi cũng tiến hành thống kê các hư từ “là” được sử dụng trong 2 tác phẩm: Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều. Kết quả như sau: Chinh phụ ngâm: cũng sử dụng 5 lần từ “là”, trong khi Cung oán ngâm: từ “là” xuất hiện 5 lần. Tuy nhiên, trong cả 10 lần từ “là” xuất hiện ở 2 tác phẩm này thì nó lại chỉ có vai trò là một từ nối giữa thành phẩn chủ ngữ và vị ngữ chứ không phải là hư từ.

Có thể kể đến một số ví dụ, như trong Chinh phụ ngâm:

Liễu sen thức cỏ cây

Đôi hoa cùng sánh đôi dây cùng liền.

Còn trong Cung oán ngâm:

Cờ tiên rượu thánh ai đang

Lưu Linh, Đế Thích làng tri âm.

        Trong những câu thơ than thân, khi Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh lấy mất đời con gái, Nguyễn Du đã viết:

Tuồng chi giống hôi tanh!

Thân nghìn vàng để ô danh má hồng.

        Trong thơ ca, “mà” là một hư từ cũng rất hay được sử dụng. Nhưng để dùng được hư từ này đến mức “tuyệt hay” và mang đến những giá trị biểu cảm sâu sắc thì hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng. Chúng tôi tiến hành thống kê các hư từ “mà” được sử dụng trong 2 tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, kết quả như sau: Chinh phụ ngâm: hư từ “mà” xuất hiện 9 lần, Cung oán ngâm: hư từ “mà” được sử dụng 25 lần. Trong Chinh phụ ngâm cũng có những câu thơ chứa hư từ “mà” mang đến những giá trị biểu cảm sâu sắc như:

Nghĩ mệnh bạc tiếc niên hoa 

Gái tơ mấy chốc ra nạ dòng.

        Nguyễn Gia Thiều sử dụng rất nhiều hư từ “mà” trong Cung oán ngâm. Hư từ này cũng mang đầy đủ những ý nghĩa ngữ pháp của nó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những giá trị biểu cảm mà nó mang lại. Có thể lấy một số ví dụ như sau:

Thảo nào khi mới chôn rau

Đã mang tiếng khóc ban đầu ra!

Hay như câu thơ xuất hiện từ cảm thán “dẫu mà”:

Dẫu tay có nghìn vàng,

Đố ai mua được một tràng mộng xuân!

        Trong Truyện Kiều, ta cũng bắt gặp vô số những lần Nguyễn Du sử dụng hư từ này mang đến những giá trị biểu cảm sâu sắc. Ví như:

Đã đành túc trái tiền oan 

Cũng liều ngọc nát hoa tàn chi!

Hay như:

Tiếc thay nước đã đánh phèn,

cho bùn lại vẩy lên mấy lần.

      
Cả ba hư từ “thì, là, mà” rất ít được sử dụng trong thơ ca, nhưng khi xuất hiện trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chúng lại trở thành những từ nghệ thuật mang sắc thái biểu cảm rất cao. Truyện Kiều là sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học. Nguyễn Du là bậc kì tài trong việc sử dụng hư từ. Với Nguyễn Du, cuộc đời lưu lạc “mười năm gió bụi” đã khiến ông gần gũi với nhân dân, nên những tác phẩm của ông không chỉ có ngôn ngữ bác học mà còn mang đậm lời ăn tiếng nói của ngôn ngữ bình dân. Đối với hư từ, việc thể hiện đặc trưng ngôn ngữ văn hóa là một điều không phải ai cũng làm được. Nhưng với thiên tài Nguyễn Du thì khác. Ông đã đưa các hư từ - một loại từ vốn chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ nói, nhưng khi đi vào những trang thơ Truyện Kiều thì nó dường như đã trở thành ngôn ngữ văn hóa. Việc Nguyễn Du sử dụng nhiều hư từ trong tác phẩm của mình cho thấy tác giả coi trọng vai trò của hệ thống ngôn ngữ “lời quê”, song song với ngôn từ văn chương bác học. Chính điều này đã làm cho kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành cuốn sách của nhiều người, nhiều dân tộc và thời đại.

Hải Phòng, tháng 6 năm 2020

N.Đ.T – B.M.H


Chú thích

(*) PGS.TS và ThS, Trường Đại học Hải Phòng.

(1). Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong Tiếng Việt hiện đại, Nhà xuất bản KHXH, tr 14.

(2) Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ HN, VN, tr 472.

(3) Đỗ Phương Lâm (2014), Đặc điểm hư từ Hán Việt trong tiếng Việt, Luận án tiến sĩ - Học viện Khoa học xã hội.

(4) Đào Duy Anh (2016), Truyện Kiều, NXB Văn học.

(5) Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng Việt,sđd, tr 920-921.

(6) Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng Việt, sđd, tr 599 - 600.


 

CHU MẠNH TRINH VỚI CHỮ TRINH TRONG TRUYỆN KIỀU

         Chu Mạnh Trinh là một nhà nho nổi tiếng có tài văn phú và sự phóng khoáng hào hoa, thành thạo cả cầm, kì, thi, họa và còn giỏi cả về kiến trúc. Ông sinh năm 1862, người làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang. Chu Mạnh Trinh học rất thông minh. Năm 19 tuổi đỗ tú tài. Năm 25 tuổi đậu giải nguyên. Năm 31 tuổi, thi đỗ tam giáp tiến sĩ, nên người đương thời gọi là “ông nghè Phú Thị”. Ông từng làm quan án sát các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên. Tương truyền, ông làm quan công minh chính trực. Có lần ông đã phạt đánh một tu sĩ người Pháp có hành động cậy thế lộng hành để cảnh cáo. 

            Năm 1905, Tổng đốc Hưng Yên tổ chức cuộc thi vịnh Kiều, chánh chủ khảo là nhà thơ Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh đã đoạt giải nhất về thơ Nôm. Riêng bài tựa truyện Kiều viết bằng Hán văn được đương thời và hậu thế đánh giá là một áng văn chương trác tuyệt. 

Tuy vậy, câu chuyện của ông với chữ Trinh trong Truyện Kiều sau đây thật thú vị.


MỜI BẤM VÀO ẢNH TRÊN MÀN HÌNH DƯỚI ĐÂY ĐỂ XEM





TỪ HẢI LÀ AI

 Từ Hải là một nhân vật anh hùng. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dành những câu chữ hay nhất, trang trọng nhất để khắc họa tính cách anh hùng phi thường, khát vọng tự do và chất đa tình lãng mạn của nhân vật Từ Hải. Từ giọng điệu đến ngôn từ đều trang trọng, cổ kính: nhân vật lung linh màu sắc huyền thoại sử thi.

Nhân vật Từ Hải tựa như một ánh hào quang chiếu qua một quãng đời ngắn ngủi của Thúy Kiều, nhưng đã để lại trong lòng người bao ấn tượng tốt đẹp. Chân dung anh hùng Từ Hải là một phương diện tuyệt đẹp về cảm hứng nhân văn của Truyện Kiều.




TÀI NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN DU TRONG TRUYỆN KIỀU

Tác giả, nhà thơ Mai Văn Hoan (người đứng đầu bên trái) chụp ảnh lưu niện tại Hội thảo.

MAI VĂN HOAN

    Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, họ tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta nhưng bất thành. Chúng ta có chịu ảnh hưởng về tư tưởng, về giáo dục, về văn hóa, nghệ thuật… của họ nhưng dứt khoát không bị đồng hóa. Riêng về lĩnh vực ngôn ngữ không những không bị đồng hóa mà cha ông ta còn Việt hóa một số lượng khá lớn từ gốc Hán qua hình thức phiên âm và cùng với việc những từ thuần Việt, không những không mai một mà vẫn phát triển theo thời gian đã làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn, tinh tế hơn, linh hoạt hơn, đa nghĩa hơn, biểu cảm hơn. Một trong những người góp công lớn cho sự phát triển tiếng Việt chính là Đại thi hào Nguyễn Du. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình khẳng định: Nguyễn Du là bậc thầy về việc sử dụng ngôn ngữ. Đi sâu tìm hiểu nghệ thuật sử dựng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua tác phẩm Truyện Kiều, sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào điều đó.

    Cụ Đào Duy Anh trong công trình Khảo luận về Kim Vân Kiều có một nhận xét rất xác đáng: “Thời Lê mạt, ta có những tác phẩm có giá trị như Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Phan Trần truyện, Hoa Tiên ký… viết bằng quốc âm, nhưng lời văn điêu trác, hay dùng điển cố, cho nên chỉ được các hạng thượng lưu trí thức thưởng lãm, mà không phổ cập trong dân gian. Duy Truyện Kiều văn chương đủ tính nghiêm trang, đường hoàng, điêu luyện, khiến cho kẻ học thức phải khâm phục và yêu mến, mà lại đủ cả tính giản dị, phổ thông để khiến cho bình dân hiểu được mà thưởng thức”. Trong khi các tác phẩm quốc âm mà cụ Đào Duy Anh kể trên chỉ sử dụng khoảng 40%, thì Truyện Kiều của Nguyễn Du sử dụng trên 70% từ thuần Việt. Nhưng số lượng từ dùng nhiều hay ít chưa nói lên điều gì mà cơ bản là việc sử dụng những từ ngữ đó như thế nào vào công việc sáng tác. Người ta đã nói nhiều về cách dùng từ láy, hư từ, thán từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa, cường điệu, song đối, cách chơi chữ hết sức tài tình của Nguyễn Du… Nhiều người cho rằng: Nguyễn Du sử dụng từ ngữ rất đắt. Đắt vì đôi khi chỉ một chữ thôi đã có thể lột tả được bản chất bên trong của con người (Ghế trên ngồi tót sỗ sàng; Thoắt trông nhờn nhợt màu da; Tường đông đã thấy Sở Khanh lẻn vào). Gần đây, khi viết về chữ “tôi” trong Truyện Kiều, tôi đã tiến hành khảo sát, đối chiếu, so sánh và đi đến kết luận: Riêng với việc sử dụng chữ “tôi” không thôi, Nguyễn Du cũng là bậc kỳ tài, là người đi trước thời đại. Bởi vì vào thời đó, những tác phẩm viết bằng chữ Nôm có giá trị như Chinh phụ ngâm (bản dịch thơ), Cung oán ngâm khúc, Phan Trần, Hoa Tiên… chưa có tác phẩm nào sử dụng chữ “tôi” theo nghĩa đại từ nhân xưng như Nguyễn Du cả. Có người đã bàn đến chữ “mùi” trong câu: Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình nhưng chỉ loanh quanh giải thích chữ “mùi” đi với chữ “hương” để tạo ra mùi hương thơm tho, thanh khiết mà quên mất chữ “mùi” ở câu thơ này được ghép với chữ “nhớ”. Nguyễn Du là người đầu tiên mang đến cho ngôn ngữ Việt Nam cái mùi hết sức khác lạ: “mùi nhớ”. Với Nguyễn Du thì nỗi nhớ người yêu cũng có hương vị riêng. Đây là một cách nói hết sức hiện đại. Với cách dùng từ hiện đại kiểu như “mùi nhớ”, “lá gió”, “cành chim” (Dập dìu lá gió, cành chim), “ngậm gương” (Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương).… đại thi hào đã góp phần đưa ngôn ngữ dân tộc lên một tầm cao mới. Đó chính là điều mà “các hạng thượng lưu trí thức” đương thời hết sức nể phục, mặc dù Nguyễn Du, sử dụng những từ ngữ mà các bậc ấy vẫn cho là “nôm na, mách qué”. Riêng gần 30% từ gốc Hán được sử dụng trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng lựa chọn những từ đã được Việt hóa. Đó là những từ người “bình dân” vẫn dùng trong giao tiếp hàng ngày, như: xuân, hoa, hồn, tâm, tài, mệnh… nên họ dễ tiếp nhận. Trong đó, các từ “hoa”, từ “xuân” được Nguyễn Du dùng khá nhiều lần (từ hoa 132 lần, từ xuân 55 lần). Với từ “hoa”: khi thì nhà thơ dùng để gọi các loại hoa theo nghĩa gốc thông thường (Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông), khi thì nhà thơ dùng để ám chỉ người đàn bà đài các nhưng đã hết thời (Vớt hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa), khi thì nhà thơ dùng để chỉ người tình cũ (Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình)… Với từ “xuân”: khi thì nhà thơ dùng nghĩa gốc (Sầu dài, ngày ngắn đông đà sang xuân), khi thì nhà thơ dùng để chỉ tuổi trẻ (Ngày xuân em hãy còn dài), khi thì nhà thơ dùng để chỉ người đẹp (Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai)… Điều này thì đã có một số người chịu khó thống kê và chú giải. Chỉ tiếc là họ chưa chỉ ra được trường hợp nào là sáng tạo độc đáo của Đại thi hào. Chữ “hoa” trong các câu: Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông; Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ; Thềm hoa khách đã trở hài; Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên; Xăm xăm đến mé vườn hoa với nàng; Kiệu hoa áp thẳng xuống thuyền… theo tôi, không cần phải liệt kê, chú giải vì chẳng có gì đặc biệt. Chữ “hoa” trong các câu: Vớt hương dưới đất bẻ hoa cuối mùa; Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn; Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình; Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa… mới là những câu có cái để bình chú. Vì chữ “hoa” ở đây đã được Nguyễn Du dùng với nghĩa ẩn dụ. Riêng tôi, tôi phục nhất cách ghép từ “lệ hoa” trong câu: Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng. “Thềm hoa” thì cũng như “đuốc hoa”, “bút hoa”, “kiệu hoa”… là cách lắp ghép thông thường. “Lệ hoa” mới là cách lắp ghép cao thủ của Nguyễn Du. Tả nàng Kiều khóc một mình trong đêm vắng không khó lắm (Áo đầm giọt lệ, tóc se mái sầu). Tả nàng Kiều khóc nhưng phải giữ được vẻ đẹp để Mã Giám Sinh “cân sắc, cân tài” trong hoàn cảnh trớ trêu này mới khó. Cảnh ngộ của Kiều bấy giờ chẳng khác gì Kép Tư Bền trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan sau này. Lòng Kiều đang tan nát nhưng ngoài mặt phải cố giữ cho được sắc đẹp. “Nét buồn” cũng phải như hoa cúc, “điệu gầy” cũng phải như nhành mai. Cho nên nước mắt của nàng Kiều không là “giọt lệ” hay “giọt hồng” mà là “lệ hoa”. Đại thi hào đã vượt qua cái khó đó một cách dễ dàng. Chữ nghĩa tự nó tìm đến với nhà thơ chứ không phải nhà thơ khổ công tìm kiếm. Với chữ “xuân” cũng tương tự như vậy. Chữ “xuân” trong các câu: Ngày xuân con én đưa thoi; Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân; Thưa hồng, rậm lục, đã chừng xuân qua…cũng không cần thiết phải liệt kê, chú giải làm gì. Cách dùng chữ “xuân” ở các câu: Mười phần xuân có gầy ba bốn phần; Chữ tình ngày một thêm xuân một ngày; Hoa Xuân đương nhụy, ngày xuân còn dài… mới là những câu có cái để bình chú. Vì chữ “xuân” ở đây cũng đã được Nguyễn Du dùng với nghĩa ẩn dụ. Trong tất cả những chữ “xuân” mà Nguyễn Du dùng theo nghĩa ẩn dụ, có hai trường hợp tôi vô cùng tâm đắc. Trường hợp thứ nhất là câu nhà thơ mượn ý của Đỗ Mục trong bài Xích Bích hoài cổ để cho chàng Kim Trọng “tán” vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân trong lần đầu gặp gỡ: Một nền Đồng Tước khóa xuân hai kiều. Ở bài Xích Bích hoài cổ, Đỗ Mục viết: Đông phong bất dữ Chu Lang tiện/ Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều (Gió đông ví không thuận tiện cho Chu Du, thì cảnh xuân thâm nghiêm của đài Đồng Tước đã khóa chặt hai nàng Kiều). Mặc dù mượn ý thơ Đỗ Mục nhưng cách dùng từ “xuân” của Nguyễn Du có khác. Đỗ Mục tả cảnh xuân thâm nghiêm ở đền Đồng Tước, còn Nguyễn Du thì nói tuổi xuân của hai người đẹp đang bị “khóa” tại tư gia. Rõ ràng cách nói của Nguyễn Du đa nghĩa hơn, mới mẻ hơn, hiện đại hơn. Trường hợp thứ hai là khi diễn tả cái chết đột ngột của nàng Đạm Tiên, Nguyễn Du viết: Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. Thông thường người ta nói nửa chừng đứt gánh, cuộc vui mới được nửa chừng hoặc mới làm nửa chừng công việc… Đại thi hào là người đầu tiên ghép chữ “xuân” vào “nửa chừng” và tạo ra cách ngắt nhịp hết sức bất mới lạ đối với thể thơ lục bát 3 -1- 4: Nửa chừng xuân/ thoắt/ gãy cành thiên hương để diễn tả cái chết bất ngờ của cô gái trẻ đẹp và bộc lộ niềm tiếc thương vô hạn của Vương Quan (cũng là của Nguyễn Du). Nhà văn Khái Hưng sau này đã mượn cách ghép từ “nửa chừng xuân” của Đại thi hào để làm tiêu đề cho cuốn tiểu thuyết từng rất “ăn khách” một thời. So với các từ “hoa”, “xuân” thì từ “hồn” ít được Nguyễn Du dùng hơn (chỉ 15 lần) nhưng cách sử dụng của ông cũng hết sức biến hóa, hết sức tài tình. Nguyên gốc chữ Hán từ “hồn” chủ yếu nói về con người. Theo quan niệm của người xưa thì con người ta có hai phần: phần xác và phần hồn. Khi chết thì hồn bay khỏi xác. Xác dần dần tan rữa còn hồn vẫn lẩn quất đâu đó trong không gian. Sau này, từ “hồn” còn được dùng mở rộng hơn: sông, núi, đất đai, cây cỏ… cũng có hồn. Hồn vốn là danh từ nhưng trong giao tiếp, người Việt còn sử dụng hồn theo hướng chuyển loại từ, như: Anh ấy viết văn rất có hồn, giọng hát của cô ấy rất có hồn (hồn ở đây đã chuyển thành tính từ). Chữ “hồn” trong các câu: Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai; Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên; Nào hồn tinh vệ biết đâu mà lần; Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu… Nguyễn Du dùng với nghĩa thông thường, chỉ cần chú giải một vài điển tích, điển cố để người đọc “bình dân” hiểu là được. Cái độc đáo của chữ “hồn” được nhà thơ sử dụng trong các câu: Cạn lời hồn dứt máu say; Sinh càng nát ruột tan hồn; Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao… Hồn là một khái niệm trừu tượng, vào tay thiên tài Nguyễn Du trở nên hết sức cụ thể. Hồn “dứt” như con suối đứt mạch, hồn “tan” như chiếc bình tan vỡ, hồn không phải lìa khỏi xác mà lìa khỏi giấc chiêm bao. Hiếm thấy người nào có cách sử dụng từ “hồn” độc đáo như Nguyễn Du.

Có thể dẫn ra rất nhiều trường hợp để chứng minh Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ. Chính nhờ cái tài sử dụng ngôn ngữ ấy mà tác phẩm Truyện Kiều được người đọc từ thế hệ này đến thệ hệ khác say mê, ngưỡng mộ. Và đó cũng là cơ sở để nhà văn Phạm Quỳnh khẳng định: “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn!”.

Huế, tháng 5-2020

M.V.H


NGUYỄN DU, NGƯỜI PHỔ THÔNG HÓA NGÔN NGỮ NGHỆ TĨNH TRONG TRUYỆN KIỀU


 NGUYỄN VĂN ẤN 

Mỗi nước trên thế giới đều có ngôn ngữ riêng của đất nước mình. Trong mỗi nước, đều có ngôn ngữ chung, gọi là ngôn ngữ phổ thông. Đó là ngôn ngữ trong các văn bản hành chính, văn bản pháp luật của Nhà nước; là ngôn ngữ giao dịch giữa các cơ quan chính quyền, giữa cơ quan chính quyền với công dân, giữa công dân với công dân trong phạm vi hành chính….

Tuy nhiên, mỗi đất nước lại có nhiều vùng miền khác nhau, nên ngoài ngôn ngữ phổ thông, mỗi vùng miền lại có một số từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, gọi là ngôn ngữ địa phương (còn gọi là tiếng địa phương).

Ví dụ: Người đàn ông sinh ra mình, tiếng Việt phổ thông gọi là cha, bố, nhưng còn gọi là thầy (Thanh Hóa, Thái Bình), ba, tía (Nam Bộ), bọ (Quảng Bình)… Người phụ nữ sinh ra mình, tiếng Việt phổ thông là mẹ, nhưng còn gọi là u (Ninh Bình), bầm (Phú Thọ), mụ (Quảng Bình), mạ (Thừa Thiên), (Nam Bộ).

Tiếng địa phương không chỉ làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ của đất nước mà đôi khi nó còn là dấu hiệu nhận biết người của vùng miền nào đó. Ví dụ: Khi một người hỏi : - Anh đi mô rứa? (Anh đi đâu đấy?), thì chắc chắn anh ta là người miền Trung. Nếu một người nói: - Cho tôi xin mánh nác, (Cho tôi xin miếng nước), chắc chắn anh ta là người Nghệ Tĩnh…

Tiếng địa phương của vùng nào còn là niềm tự hào của vùng ấy. Cha ông ta có câu: “Chửi cha không bằng pha tiếng”! để lên án những kẻ nhạo báng tiếng địa phương của một vùng miền nào đấy. Từ xưa tiếng địa phương được dùng nhiều trong văn học dân gian, văn học truyền miệng. Còn những nhà văn, nhà thơ, được học hành có chữ nghĩa đều dùng ngôn ngữ phổ thông trong các sáng tác của mình,và tự hào rằng tác phẩm của họ thuộc dòng văn chương bác học.

Ở Việt Nam, vào thế kỷ thứ 18, có một tác giả không tuân theo cái khuôn vàng thước ngọc ấy, đó là Đại thi hào Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa Thế giới.

Trước hết Nguyễn Du, xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, được ăn lộc nhà vua, được học dưới mái trường của nhà vua,tinh thông Hán học – một thứ ngôn ngữ Hàn lâm thời bấy giờ, nhưng ông đã viết Truyện Kiều bằng chữ Nôm, một thứ Quốc ngữ thời ấy. Từ bỏ thứ ngôn ngữ bác học, dùng thứ ngôn ngữ bình dân của dân tộc để sáng tác Truyện Kiều chứng tỏ Nguyễn Du có lòng yêu nước và tự hào dân tộc cao độ; ông muốn đưa ngôn ngữ dân tộc Việt Nam lên tầm cao mới, để sánh vai cùng ngôn ngữ của các cường quốc năm châu,và đặc biệt là nước láng giềng phương Bắc- một đất nước đã đô hộ nước ta hàng ngàn năm, và thời nào cũng vậy, luôn luôn muốn thôn tính và đồng hóa dân tộc Việt.

Không những thế, Nguyễn Du còn mạnh dạn đưa tiếng địa phương Nghệ Tĩnh vào Truyện Kiều của ông. Là bậc thầy về sử dụng ngôn từ, Nguyễn Du đã khéo léo mang từ ngữ địa phương, tiếng nói của miền quê vào kiệt tác Truyện Kiều, tạo nên sự giản dị hài hòa mộc mạc. Trong Truyện Kiều, số lượng từ địa phương Nghệ Tĩnh được Nguyễn Du đưa vào không nhiều nhưng nó lại có khả năng biểu đạt nội dung và nghệ thuật cao. Từ địa phương được dùng nhiều nhất trong Truyện Kiều là từ chi (63 lần) tương ứng với từ trong tiếng Việt phổ thông.

Chúng ta hãy xem Nguyễn Du dùng từ chi tài tình đến thế nào?

1/ Trong Truyện Kiều, tác giả đã dùng từ chi với ý nghĩa câu hỏi (nghi vấn) thông thường, như câu:

Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh

Tơ duyên còn mắc mối tình chi đây

(Câu 717-718: Tại sao ngồi sầu não suốt năm canh? Phải chăng còn vấn vương tình ái với người nào?), hoặc là: Khi Thúy Kiều lần đầu tiên trông thấy mụ Tú Bà to béo, mập mạp, đã tự lục vấn mình.

Nhác trông nhờn nhợt màu da,

Ăn chi (?) cao lớn đẫy đà làm sao

(Câu 823-824: Người đàn bà ấy ăn những món gì mà cao lớn, phì nộn như thế?)

2/ Trong Truyện Kiều có khi Nguyễn Du dùng từ chi để nói lên sự oán trách của nhân vật đối với một thế lực siêu nhiên nào đó.

Khi Thúy Kiều nghe kể về cuộc đời tài hoa bạc mệnh của Đạm Tiên, nàng đã thốt lên:

Phũ phàng chi bấy hóa công

Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha. (câu 85 – 86)

Lúc được tin Kim Trọng phải về quê ở Liêu Dương chịu tang chú ruột, Thúy Kiều đã cất lên lời ai oán rằng:

Ông Tơ ghét bỏ chi nhau,

Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi. (câu 449-450)

3/ Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ chi còn được sử dụng để chỉ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.

Trong buổi sáng mùa Xuân đi tảo mộ, được hồn Đạm Tiên, báo mộng, cho dù Hồn mộng biết đúng không, nhưng Thúy Kiều vẫn tỏ ra tiếc nuối:

Người đâu gặp gỡ làm chi.

Trăm năm biết có duyên gì hay không? (câu 181-182).

Khi bị Mã Giám Sinh cướp đi “đời con gái” của mình, Thúy Kiều đã đau khổ, coi cuộc đời nàng đã kết thúc:

Thôi còn chi nữa mà mong,

Đời người, thôi thế là xong một đời (câu 855-856).

Khi từ chi được thêm các tiếp đầu ngữ như: “vẻ chi”, “sá chi”, “làm chi” được tác giả Truyện Kiều dùng nhiều lần đã làm tăng thêm hiệu ứng của từ, nó chỉ ra tâm trạng dằn vặt, sự đấu tranh nội tâm của nhân vật.

Vẻ chi một đóa yêu đào,

Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh, (câu 553-554) .

Chú ý rằng chữ chi ở câu 554 lại có nghĩa là “không”: Chi dám cũng có nghĩa là đâu dám, không dám. Rồi thì :

“Vẻ chi một mảnh hồng nhan,

Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành. ( Câu 669-670 )

“Vẻ chi chút phận bèo mây,

Làm cho bể ái khi đầy khi vơi. ( Câu 1343-1344 ).

4/ Từ chi được dùng ở cuối câu, có ý nghĩa như một mệnh lệnh. Khi Thúy Kiều đàn những khúc nhạc buồn làm cho Thúc Sinh rầu rĩ đến rơi nước mắt, Hoạn Thư “lại thét lấy nàng: Cuộc vui gảy khúc đoạn trường ấy chi!.

Còn cái buổi tối, chàng Thúc Sinh đa tình, tìm mọi lời văn hoa tán tỉnh, thì Thúy Kiều đã ngắt lời Thúc Sinh rằng:

“Chúa xuân đành đã có nơi,

Ngắn ngày thôi chớ dài lời làm chi”!. (câu 1327 - 1328) Có khi từ chi được dùng để chỉ sự khinh bỉ , ví như:

“Tuồng chi là giống hôi tanh,

Thân ngàn vàng để ô danh má hồng” (câu 853 - 854).

Hoặc khi biết Thúc sinh dan díu với Thúy Kiều, nhưng lại dấu dấu diếm diếm, thì Hoạn Thư đã tỏ thái độ:

Lại còn bưng bít dấu quanh,

Làm chi những thói trẻ ranh nực cười. (câu 1543 - 1544)

5/ Nguyễn Du có lúc đã dùng từ chi để chỉ sự phẫn nộ của Thúy Kiều đối với xã hội đương thời:

Chém cha cái số hoa đào,

Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi. Nghĩ đời mà chán cho đời

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen. (câu 2151 – 2154 )

6/ Từ chi được dùng để mô tả sự đắn đo lựa chọn hành động của nhân vật: Nghĩ rằng ngứa ghẻ hờn ghen,

Xấu chàng, mà có ai khen chi mình (câu 1609 - 1610) Dại chi chẳng giữ lấy nền,

Hay chi mà rước tiếng ghen về mình. (câu 1541-1542).

7/Từ chi cũng được dùng để chỉ sự quyết tâm của nhân vật: Đã gần chi có điều xa,

Một lời đã quyết ,phong ba cũng liều. (câu 1365 - 1366), hoặc: Lượng trên quyết chẳng thương tình,

Bạc đen thôi có tiếc mình làm chi. (câu 1461 - 1642).

8/ Từ chi có khi được dùng như một lời khuyên nhủ, như trong câu: Làm chi tội báo oan gia,

Thiệt mình mà hại đến ta hay gì. (câu 813 - 814)

Rõ ràng Nguyễn Du đã sử dụng nhuần nhuyễn từ chi và ông đã xóa tan sự cách biệt giữa ngôn ngữ Nghệ Tĩnh và ngôn ngữ phổ thông.

Tóm lại với tài sử dụng ngôn ngữ, Nguyễn Du đã dùng từ chi trong nhiều văn cảnh khác nhau, để biểu thị những ý nghĩa khác nhau, phù hợp với từng hoàn cảnh của nhân vật. Và từ chi một từ địa phương Nghệ Tĩnh đã được phổ thông hóa, nghĩa là bất kỳ người dân ở vùng, miền nào của nước Việt Nam đều hiểu được ý nghĩa của nó trong từng văn cảnh.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du còn dùng một số từ địa phương Nghệ Tĩnh như ả, mụ, nghỉ. Từ chỉ những người con gái mới lớn, cha ông ta có câu: Tại anh ,tại ả. Tại cả đôi bên.

Có lúc Nguyễn Du dùng từ để chỉ sự trân trọng đối với nhân vật, như: Đầu lòng hai tố nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. (câu 15 - 16 ), hay câu : Dâng thư đã thẹn nàng Oanh,

Lại thua Lý bán mình hay sao? (câu 671 - 672 )

Nhưng từ , còn được Nguyễn Du sử dụng để chỉ sự khinh bỉ một nhân vật nào đó, chẳng hạn như câu:

Bên thì mấy mày ngài,

Bên thì ngồi bốn năm người làng chơi. (câu 927 - 928).

Nguyễn Du còn đưa từ mụ vào tác phẩm Truyện Kiều. Tiếng Nghệ Tĩnh, từ mụ thường được dùng để chỉ những phụ nữ lớn tuổi đã có chồng con đề huề. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du với từ mụ khi thì dùng để mô tả một người phụ nữ bình thường, như câu:

Gần miền có một mụ nào,

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh (câu 623 - 624 )

Cũng có khi từ mụ được dùng để mô tả một phụ nữ với sự kính nể, tôn trọng nhân vật, như câu:

Quản gia có một mụ nào,

Thấy người thấy nết ra vào mà thương. (câu 1747 - 1748 )hoặc như câu:

Mụ quản gia, vải Giác Duyên,

Cũng sai lệnh tiễn đưa tin rước mời (câu 2305 - 2306 )

Tuy nhiên từ mụ cũng được dùng để mô tả một nhân vật phản diện với sự khinh bỉ như câu:

Lầu xanh có mụ Tú Bà,

Làng chơi đã trở về già hết duyên (câu 809 - 810 ), hay câu:

Mụ già hoặc có điều gì,

Liều công mất một buổi quỳ mà thôi. (Câu 841 - 842 ).

Để mô tả sự ghen tuông vô lối của Tú Bà, Nguyễn Du đã viết:

Mụ nghe lời nói hay tình,

Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên. (câu 961 - 962). Còn bản chất của Tú Bà là tham lam vô độ:

Mụ càng tô lục chuốt hông,

Máu tham, hễ thấy hơi đồng thì mê. (câu 1305 - 1306).

Từ nghỉ trong tiếng Nghệ Tĩnh là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, số ít, tương đương với các từ: ông ấy, bà ấy, lão ấy, hắn ta, nó trong tiếng Việt phổ thông. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng từ nghỉ, khi thì chỉ sự trân trọng đối với nhân vật như trong câu:

Có nhà Viên ngoại họ Vương,

Gia tư, nghỉ cũng thường thường bậc trung. (câu 11 - 12 )

Nhưng có khi từ nghỉ được dùng để chỉ sự coi thường nhân vật phản diện, như trong

câu :

Vài tuần chưa cạn chén khuyên,

Mái ngoài nghỉ đã giục liền ruỗi xe (câu 893 - 894).

Từ nghỉ còn được dùng để chỉ sự khinh bỉ đối với kẻ lừa đảo Sở Khanh, kẻ đã “Một tay chôn biết mấy cành phù dung”, như trong câu:

Phụ tình án đã rõ ràng,

Dơ tuồng, nghỉ mới tìm đường tháo lui. (câu 1187 - 1188).

Có thể nói: Nguyễn Du là người đột phá, là người đi tiên phong trong việc sử dụng các từ địa phương trong văn chương đại chúng. Theo gương ông, các thế hệ văn nghệ sỹ Việt Nam hiện đại đã tìm cách đưa ngôn ngữ địa phương vào tác phẩm của mình…

Hà Nội tháng 7 năm 2020

               N.V.A

QUỸ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU TÀI TRỢ TOÀN BỘ GIẢI THƯỞNG CÁ NHÂN CỦA CUỘC THI ĐỌC THUỘC TRUYỆN KIỀU HUYỆN NGHI XUÂN

     Ngày 18/4/2023, tại Nhà văn hóa Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân đã tổ chức chung kết Cuộc thi đọc thuộc Truyện Kiều gắn với chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa Nguyễn Du năm 2023.

    Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi là nhà thơ Vương Trọng, Uỷ viên Ban thường vụ Hội Kiều học Việt Nam. Tham gia vòng chung kết có 66 thí sinh, trong đó có 16 cán bộ, giáo viên và 50 học sinh các cấp. Đây là những thí sinh đã vượt qua hàng ngàn thí sinh tại vòng sơ khảo của trường trước đó.

Các thí sinh dự thi là học sinh phải đọc thuộc, trôi chảy tối thiểu 3 trích đoạn nhỏ (đối với học sinh tiểu học) và 3 trích đoạn vừa (đối với học sinh THCS, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX) mà mình yêu thích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.


Trao giải cho các cá nhân đạt giải Nhất.


    Thí sinh dự thi là cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường học phải đọc thuộc, trôi chảy tối thiểu 3 trích đoạn vừa bất kỳ mà mình yêu thích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Cuộc thi nhằm quảng bá, tôn vinh, góp phần gìn giữ, nâng tầm giá trị của kiệt tác Truyện Kiều trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du, đồng thời thúc đẩy phong trào đọc thuộc kiệt tác Truyện Kiều trong các nhà trường trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

    Cuộc thi cũng đã tạo được không khí vui tươi, phấn khởi cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh nhằm xây dựng môi trường học đường thân thiện, tích cực; là dịp để các đơn vị có cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc đa dạng hóa các hình thức học tập, vui chơi phù hợp với hoạt động giáo dục học sinh trong các nhà trường.

    Tại cuộc thi, các thí sinh đã thể hiện xuất sắc phần thi của mình về phong thái, giọng đọc mềm mại, trôi chảy, truyền cảm hứng cho người nghe về những câu thơ trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.

Sau một ngày tranh tài, Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận và giải thưởng với 9 giải tập thể và 40 giải cá nhân.

Quỹ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Nguyễn Du và Truyện Kiều tài trợ toàn bộ giải thưởng cá nhân của Cuộc thi đọc thuộc Truyện Kiều huyện Nghi Xuân với trị giá 18.900.000đ./.

TUẦN VĂN HOÁ DU LỊCH NGUYỄN DU

 

Một cảnh tại lễ khai mạc

        Từ ngày 15/4 đến 19/4/2023 tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh diễn ra “Tuần Văn hoá - Du lịch Nguyễn Du”. Đây là một hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa, con người địa phương, nhất là sự lan tỏa những giá trị của Nguyễn Du và Truyện Kiều cùng các tác phẩm của ông trong đời sống. Từ đó, làm tiền đề để phát huy thế mạnh du lịch đặc sắc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là chuỗi sự kiện chuẩn bị cho Lễ khai trương mùa du lịch biển Hà Tĩnh năm 2023  diễn ra vào tối 22/4 tại Khu du lịch Xuân Thành (Nghi Xuân). Tuần Van hoá Du lịch Nguyễn Du được diễn ra như sau:

Tối 15/4 diễn ra Lễ khai mạc Tuần Văn hoá Nguyễn Du tại quảng trường Nguyễn Du với chương trình nghệ thuật “Truyện Kiều với không gian diễn xướng”. Tại chương trình này, người dân, du khách được thưởng thức và hòa mình vào các làn điệu trò Kiều; dân ca ví, giặm; ca trù; ngâm Kiều, lẩy Kiều, xẩm Kiều, ru Kiều...

Tối 16/4, vở kịch “Hoạn Thư ghen” sẽ được các nghệ sĩ, diễn viên CLB Sân khấu “Biển hẹn” trực thuộc Hội Nghệ sĩ Sân khấu Hải Phòng biểu diễn tại Quảng trường Nguyễn Du. Sau đó sẽ diễn tiếp tại các địa phương Thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc, Lộc Hà.

Tối 17/4 chiếu phim tài liệu nghệ thuật về Nguyễn Du và Truyện Kiều;

        Ngày 18/4, Chung kết cuộc thi “Đọc thuộc Truyện Kiều” tại Nhà văn hóa Nguyễn Du;

        Tối 18/4 chiếu phim “Kiều” của Đạo diễn Mai Thu Huyền.

        Tối 19/4, chiếu phim “ Kiều @“ của đạo diễn Đỗ Thành An


Cảnh diễn "Từ Hải chết đứng"

    Để chuẩn bị cho Tuần văn hoá Nguyễn Du thành công, huyện Nghi Xuân đã chuẩn bị hết sức chu đáo cho các sự kiện. Chương trình nghệ thuật “Truyện Kiều với không gian diễn xướng”. Ngoài các nghệ nhân và các diễn viên quần chúng, đêm khai mạc có sự góp mặt của ca sĩ Phan Thị Quỳnh Anh - á quân Sao Mai 2019, là một người con quê hương Nghi Xuân. Các câu lạc bộ trò Kiều, ca trù, hát văn… không kể ngày, đêm tích cực tập luyện với những trích đoạn “Gia đình viên ngoại”, “chị em Kiều viếng mộ Đạm Tiên”; “Kim Kiều giao ước” hay “Kiều rơi vào lầu xanh bị ép làm kỹ nữ” , “Kim - Kiều đoàn viên” bằng các làn điệu dân ca ví, giặm; các nghệ nhân hăng say tập luyện “Tiếng đàn Thuý Kiều qua 8 lần gảy” qua các làn điệu ru, lẩy, ví, ngâm kiều, ca trù, tiết mục “Khép lại thiên Truyện Kiều” bằng những làn điệu hát văn… Các trường học, giáo viên và học sinh cũng đang hào hứng chuẩn bị cho cuộc thi Chung kết “Đọc thuộc Truyện Kiều” sắp được diễn ra trong Tuần Văn hoá - du lịch Nguyễn Du. Công ty CP Không gian Văn hóa Việt Media, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện cũng chuẩn bị tốt các điều kiện để chuẩn bị công chiếu phim tài liệu nghệ thuật về Nguyễn Du và Truyện Kiều tại Nhà văn hóa Nguyễn Du; phim “Kiều” của đạo diễn, diễn viên Mai Thu Huyền; “ “ Kiều @“ của đạo diễn Đỗ Thành An. 

    Sự kiện Tuần Văn hoá - du lịch Nguyễn Du gắn với lễ khai trương du lịch biển năm 2023 có quy mô cấp tỉnh ở Khu du lịch biển Xuân Thành là chuỗi hoạt động có ý nghĩa, góp phần khẳng định giá trị trường tồn của Truyện Kiều và lưu giữ, phổ biến các loại hình văn nghệ dân gian trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Đặc biệt, sự kiện sẽ tạo điểm nhấn nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người nơi đây, thu hút du khách thập phương đến với Nghi Xuân ngày càng nhiều thêm./.




THƯ NGỎ

Kính thưa quý vị!      Nguyễn Du (1765-1820) là Đại thi hào của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa Thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông ...